giết hoặc làm hồi sinh bằng cách tiêm vào tĩnh mạch nhiều thứ dịch và thuốc. Chó, chim và các động vật
khác bị trích huyết cho đến gần chết và đôi khi được hồi sinh bằng cách tiêm máu của một con vật khác.
Cho rằng bản chất của máu buộc phải thay đổi sau khi được rút ra từ cơ thể sống, Richard Lower quyết
định cho truyền máu giữa hai con vật còn sống bằng cách nối động mạch của con cho máu vào tĩnh mạch
của con nhận máu. Trong một lần trình diễn tại Oxford vào tháng 3 năm 1666, Lower rút máu của một
con chó kích thước trung bình cho đến khi con chó này gần chết. Con vật thí nghiệm được cứu sống nhờ
máu lấy từ động mạch cổ của một con chó lớn hơn. Dùng những con chó cho máu khác, Lower lặp lại thí
nghiệm này nhiều lần. Khi tĩnh mạch cổ được khâu lại, con chó chạy đến chủ của nó, hầu như không có
gì bị suy suyển sau khi trải qua thí nghiệm kỳ cục. Những thí nghiệm đáng chú ý này làm cho nhiều
người quan sát nghĩ tới ngày sẽ truyền máu để chữa bệnh bằng cách thay máu xấu bằng máu tốt lấy từ
một người cho khỏe mạnh hơn. Cách này thậm chí còn dùng để làm thay đổi tính khí, như kiểu tiêm máu
của một người theo đạo Quaker vào cơ thể của một Đức cha Giám mục.
Cùng thời điểm Lower bận bịu với các thí nghiệm truyền máu trên động vật, Jean Baptiste Denis (hoặc
Denys, khoảng1625-1704), Giáo sư môn triết học và toán tại Montpellier, và là ngự y của Louis XIV, đã
vượt qua rào cản về loài khi chuẩn bị các thí nghiệm điều trị trên con người. Vào tháng 3 năm 1667, sau
khi thực hiện thành công 19 lần truyền máu từ chó sang chó, Denis lấy máu của một con bê truyền cho
một con chó. Nhận thấy không có phản ứng có hại tức thì, Denis kết luận rằng có thể đem máu động vật
để chữa bệnh cho người. Denis cho rằng máu động vật có thể chữa bệnh tốt hơn máu người, bởi vì máu
động vật không bị ô uế bởi dục vọng, tật xấu và những tính chất vô đạo đức của con người. Con người
được nuôi dưỡng nhiều bằng thịt của động vật, vì thế, cũng có lý khi cho rằng máu của chúng cũng có
thể được con người tiếp thu tốt. Về mặt thực hành, máu động vật có thể cho truyền trực tiếp từ động
mạch.
Với sự trợ giúp của Paul Emmerez, phẫu thuật viên đồng thời là giáo viên môn giải phẫu học, Denis thử
nghiệm các phương pháp của mình cho một bé trai 15 tuổi mắc chứng sốt dai dẳng. Để làm giảm sốt, các
bác sĩ của cậu ta đã thực hiện 20 lượt trích huyết trong vòng 2 tháng. Đờ đẫn, buồn ngủ, và quặt vẹo do
tác dụng phối hợp của bệnh tật và chữa chạy, cho nên thằng bé bị coi là quá ngờ nghệch và không làm
được việc gì. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1667, Emmerez lấy đi khoảng 90cc máu từ tĩnh mạch cánh tay
của thằng bé và Denis tiêm vào đó khoảng 300cc máu động mạch lấy từ một con cừu con. Một sự
chuyển đổi phi thường xảy ra: thằng bé lấy lại được sự nhanh nhẹn, vui vẻ và thèm ăn như trước. Chỉ có
một tác dụng không mong muốn là cảm giác rất nóng ở cánh tay.
Sau kết quả tốt đẹp này, Denis tiêm khoảng 600cc máu cừu vào cơ thể một người 45 tuổi được thuê làm
tình nguyện. Một lần nữa, ngoài cảm giác nóng ở cánh tay, không có tác dụng xấu nào được ghi nhận.
Trong một thí nghiệm khác, một người đàn ông bị chứng mê loạn được truyền một lượng máu lớn lấy từ
một con bê. Mặc dù khỏi chứng mê loạn, người bệnh cảm thấy đau ở cánh tay và lưng, mạch đập nhanh
và không đều, đổ mồ hôi, ói, tiêu chảy và nước tiểu đỏ có máu. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và những
điều trị trước đây của người bệnh khốn khổ, Denis cho rằng không có lý do thuyết phục để quy những
triệu chứng mà người bệnh đang có là do truyền máu. Tuy nhiên, cái chết của một bệnh nhân khác cuối
cùng đã chấm dứt giai đoạn đầu tiên truyền máu thực nghiệm.
Một người đàn ông 34 tuổi lên cơn điên nhiều lần trong 8 năm, sau đó được truyền máu hai lần bằng máu
bê và cảm thấy khá hơn. Khi cơn điên tái diễn, bệnh nhân được truyền máu trở lại và rồi bị chết. Chắc