nhiễm virus West Nile. Virus này đặc biệt nguy hiểm cho những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch
chẳng hạn như người đang được ghép tạng.
Điều không tránh khỏi là yêu cầu phải phát hiện và loại bỏ những người cho tạng không khỏe mạnh sẽ
tạo nên những sự xung đột giữa sự quan tâm về y tế công cộng và quyền tự do cá nhân. Từ chối quyền
cho máu của một người dường như không phải là sự xâm phạm nặng đến tự do cá nhân, nhưng nêu đích
danh một người là người mang virus viêm gan hoặc AIDS có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm
trọng.
THAY TIM MỚI KHI TIM CŨ BỊ BỆNH
Bệnh tim mạch trở thành một nguyên nhân tử vong chính tại các nước công nghiệp hóa là một hiện
tượng mới đây, nhưng tử vong do cơn đau tim và đột quỵ đã được các thầy thuốc và các nhà khoa học
quan tâm từ lâu. Tiếc thay, những cách tiếp cận trong điều trị bệnh tim được các phương tiện truyền
thông chú ý nhiều - phẫu thuật thay tim và tim nhân tạo - là những phương pháp không hề tạo ra được
hiệu quả tương xứng với số người mắc bệnh và số người chết vì bệnh. Phẫu thuật ghép tim ở người đầu
tiên là do một nhà phẫu thuật người Nam Phi tên Christiaan Barnard thực hiện vào tháng 12 năm 1967.
Theo sau sự thành công nổi tiếng đình đám trên thế giới, chẳng bao lâu các nhà phẫu thuật mổ tim khác
cũng tiến hành những phẫu thuật xuất sắc không kém.
Một số các nỗ lực táo bạo nhất và không thành công trong những năm 1960 và 1970 có liên quan đến
việc ghép tim ở tinh tinh, khỉ baboon, cừu, và tim nhân tạo cho người hấp hối. 10 năm sau khi Barnard
khai mở một thời đại đầy phấn kích và cạnh tranh khốc liệt giữa các trung tâm phẫu thuật, ngành ghép
tim đã trải qua một giai đoạn đầy thất vọng và mất phương hướng. Khi thuốc Cyclosporin ra đời vào năm
1980 có tác dụng chế ngự phản ứng thải ghép sau khi ghép tim, sự thành công của thuốc đã thúc đẩy việc
phát triển những chương trình thay tim mới. Vào những năm giữa thập kỷ 1980, có ít nhất hai ngàn phẫu
thuật ghép tim được thực hiện trên 100 trung tâm ghép tạng của Mỹ hàng năm.
Ghép tạng được gọi là sự tiến bộ lớn nhất về trị liệu của nửa sau thế kỷ 20 và cũng là đề tài được thổi
phồng nhiều nhất. Nhưng những vấn đề sau khi ghép tạng, chẳng hạn như các biến chứng do thuốc ức
chế miễn dịch gây ra và sự tái phát của chứng bệnh ban đầu, cũng như các vấn đề đạo đức, trong đó có
vấn đề sử dụng các nguồn tạng hiếm hoi, vẫn còn tồn tại. Càng ngày càng có nhiều người có nhu cầu cần
ghép tạng, chẳng hạn như viêm gan C. Mặc dù số lượng người hiến tạng, sống hoặc chết, đã tăng lên
hàng năm, nhưng số người chờ nhận tạng lại tăng lên gấp 4. Tức là hàng năm có hàng ngàn người chết
trong khi chờ nhận tạng. Nhìn lại, rõ ràng những kỳ vọng lớn nảy sinh với những ca ghép tim đầu tiên
hoàn toàn dựa trên sự liều lĩnh của nghệ thuật phẫu thuật thay vì những hy vọng tỉnh táo về khả năng
thành công lâu dài. Cũng vẫn là vấn đề đã từng đánh gục Denis ba thế kỷ trước - cơ thể không chấp nhận
những vật lạ - nay chắc chắn cũng làm cho việc ghép tạng thất bại. Tuy nhiên khác với Denis, các bác sĩ
trong thập niên 1960 đã biết khá rõ về những rào cản miễn dịch học của cơ thể. Ngay cả khi có những
thứ thuốc ức chế được hệ thống miễn dịch của người bệnh, thì những cố gắng nhằm làm cho mô phù hợp
một phần, nguy cơ thải ghép và nhiễm trùng hậu phẫu đều là những trở ngại dường như không thể nào
vượt qua nổi.
Các phẫu thuật viên lạc quan chỉ ra rằng truyền máu đã từng đối phó với những trở ngại hầu như
không vượt qua nổi, và họ dự đoán rằng sự ghép tạng một ngày nào đó sẽ trở nên thông thường như