LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 262

nã pháo vào đồn Fort Sumter vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, thì sự cách biệt giữa miền Bắc và miền
Nam về mặt trải nghiệm xã hội, kinh tế và văn hóa đã không thể nào hàn gắn được. Tuy nhiên, không có
bên nào chuẩn bị cho sự đổ máu hãi hùng của một cuộc chiến chỉ chấm dứt vào ngày 9 tháng 4 năm 1865
khi tướng Robert E. Lee đầu hàng tướng Ulysses S. Grant tại Appomattox Court House tại Virginia.

Cả miền nam lẫn miền bắc đều không mong là cuộc chiến giữa các tiểu bang sẽ kéo quá dài; vì thế,
không có bên nào lo sẵn các điều kiện vệ sinh môi trường hoặc chăm sóc thương bệnh binh. Nhiều đơn
vị tình nguyện tham gia chiến đấu không hề có lều cứu thương, đồ tiếp liệu, phẫu thuật viên hoặc người
giữ bệnh án. Các cơ sở tạm bợ, đông đúc, thiếu vệ sinh chẳng hạn như nhà kho cũ, kho chứa thuốc lá, và
nhà tư nhân đều được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến.

Ngay lập tức nhân viên y tế và các cơ sở đều bị tràn ngập các binh lính bị sốt và kiết lỵ. Trong 6 tháng
đầu tiên của cuộc chiến, 30% số binh lính mắc phải sốt rét, sốt thương hàn, đậu mùa, và kiết lỵ. Những
bệnh làm suy kiệt sức khỏe như hen suyễn, lao, động kinh, trúng nắng, bệnh hoa liễu, phong thấp, ăn
không tiêu và bị nhọt ở mông làm cho việc cưỡi ngựa trở nên khó khăn. Các dịch vụ phẫu thuật còn quá
thô sơ so với tình hình phát triển của bộ môn này trong thập niên 1860, do thiếu đồ tiếp liệu, dụng cụ, và
cơ sở và các bác sĩ ngoại khoa thiếu đào tạo. Nhưng các vết thương chiến tranh và bệnh tật lại là môi
trường thực tập ghê rợn cho các phẫu thuật viên và thầy thuốc chưa có kinh nghiệm. Mặc dù kỹ thuật gây
mê/gây tê được sử dụng từ thập niên 1840, nhưng nhiều phẫu thuật viên quân đội nghĩ rằng không cần
thiết trong phẫu thuật đoạn chi và cho rằng các thứ thuốc gây mê/gây tê chỉ làm choáng kéo dài, gây
chảy máu và làm cho vết thương khó lành.

Tình hình y tế của quân miền nam tệ hơn phía miền bắc. Do quân đội phía nam bị hải quân miền bắc
phong tỏa, cho nên những đồ tiếp tế như chloroform, quinine, belladonna, digitalis, và opium hầu như
không thể nào kiếm được. Robert E. Lee thú nhận rằng quân đội không được hỗ trợ đúng mức về mặt y
tế và vệ sinh môi trường. Thật vậy, quân đội miền nam không có Ủy ban Vệ sinh và Cục quân y không
được trang bị đúng mức.

Khi cuộc chiến kéo dài, các hoạt động quân đội ngốn càng lúc càng nhiều các nguồn y tế, số sinh viên
ghi tên nhập học vào các trường y giảm, và các bệnh viện và bệnh xá dân sự mất đi lực lượng nòng cốt.
Thậm chí các kế hoạch cải thiện điều kiện môi trường đô thị và việc thu thập các số liệu thống kê cơ bản
cũng bị gián đoạn bởi vì các hoạt động có liên quan đến chiến tranh càng ngày càng ngốn đi nhiều nguồn
lực.

Những nỗ lực của các điều dưỡng và bác sĩ trong chiến tranh và nỗi thống khổ của bệnh nhân đã chứng
minh một cách đau khổ sự bất xứng giữa các tiến bộ trong các kỹ thuật điều trị và kỹ thuật giết chóc. Có
khoảng ba triệu đàn ông phục vụ cuộc chiến, khoảng 600.000 người chết. Trong con số tử vong này,
miền nam mất 360.000 người, miền bắc mất 260.000 người. Như tất cả các cuộc chiến cho tới thế kỷ 20,
nhiều binh sĩ chết vì bệnh hơn là chết ngoài chiến trường. Các sĩ quan quân y miền nam báo cáo có trên 6
triệu ca bệnh. Có trên một triệu ca sốt rét trong lực lượng da trắng của quân miền nam, khoảng 140.000
ca bị sốt thương hàn, 70.000 ca sởi, 60.000 ca viêm phổi, 70.000 ca giang mai và 110.000 ca lậu trong
khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 1861 đến 30 tháng 6 năm 1866.

Việc tập hợp một lực lượng khổng lồ người và động vật trước đây vốn sống tại vùng thôn quê tách biệt
và sự di chuyển của họ qua những vùng xa lạ đã tạo nên một môi trường tuyệt vời để phát tán những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.