“Mạng sống của hàng ngàn trẻ em còn quan trọng hơn nhiều so với tiếng tăm của một nhà khoa học”.
Mặc dù đại đa số các trường hợp chết vì lao là do lao phổi thể hoạt động, có khoảng 10% trường hợp
chết ở nhũ nhi và trẻ em ở vùng đô thị của Mỹ được coi là do những bệnh truyền qua sữa. Theobald
Smith lý luận rằng “cả bộ máy y tế công cộng” đều có nguy cơ nếu trận chiến chống lại sữa và nước bị
vấy nhiễm bị Koch và những người khác phá hoại.
Khi mới đeo đuổi công việc trong điều kiện thô sơ và khó khăn, thì Koch là một nhà khoa học kiên nhẫn
và tận tụy. Nhưng sau khi đạt được nhiều thắng lợi đầy vinh quang, dường như ông ta ngày càng bốc
đồng, ngoan cố và giáo điều. Nhiều người cho rằng một phần cũng là do môi trường quân phiệt và độc
đoán của giới khoa học Đức thời đó. Có lẽ ngay cả Koch cũng trở thành nạn nhân do huyền thoại của
chính mình và không cưỡng lại được sự phỉnh nịnh cũng như áp lực từ phía quan chức và công chúng.
Khi một nhà khoa học tầm cỡ như Koch phạm sai lầm, thì những phát biểu như lời sấm của mình sẽ gây
nguy hại cho nền y tế công cộng.
Năm 1908, chủ đề tranh cãi tại Hội nghị Quốc tế về bệnh lao là vấn đề bệnh lao của bò. Đáp lại sự phấn
khởi của những “người chống phương pháp tiệt trùng Pasteur” tại Mỹ, Koch tập trung vào bệnh lao phổi.
Theo Koch, vấn đề nhiễm trùng lao ruột của trẻ em về cơ bản là không có liên quan, bởi vì bệnh lao phổi
chiếm đến 11 trong số 12 tử vong do lao. Bất luận các tỷ lệ tử vong và mắc bệnh đối với nhiều thể bệnh
lao cao hay thấp, nhưng việc bỏ qua không nhắc đến những bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được
mà nguyên nhân là uống các sản phẩm sữa vấy nhiễm cho thấy có một cách tiếp cận rất lạ lùng đối với
bệnh trẻ em. Nhiều người công kích rằng Koch có lập trường này là nhằm bảo vệ chính phủ Đức và kỹ
nghệ sản xuất thịt của Đức. Khi Koch trở về Berlin sau hội nghị 1908 đầy cay đắng, ông ta thử quay lại
nghiên cứu về bệnh lao, nhưng sức khỏe suy sụp nhanh chóng và ông chết vì một cơn đau tim năm 1910.
Hai năm sau, Viện các bệnh truyền nhiễm được cải tên thành Viện Robert Koch.
Kể từ thời Hippocrates, người mắc bệnh lao buộc phải tuân theo những chế độ ăn kỳ quặc, các bài thuốc
độc hại, và một thứ thuốc cồn ngọt có tác dụng làm dịu cơn ho gồm “thuốc phiện và những sự lừa bịp”.
Có khả năng là, các điều trị đầy màu mè nhất là nghi thức Hoàng đế chạm tay, được các bậc vua chúa
của Anh và Pháp thực hiện từ thời Trung cổ cho đến tận thế kỷ 18. Do những người bệnh bất hạnh bị
chứng tràng nhạc được chọn để tham dự nghi lễ này được nhận một đồng xu làm kỷ niệm, cho nên các
tài liệu phát chẩn được phân phát trong những nghi thức trên cho ta ước tính được con số những người
được chạm. Có lẽ một vài người còn hoài nghi như Michael Servetus (1511-1553) nhận thấy rằng có
nhiều người được chạm nhưng chỉ vài người khỏi bệnh, nhưng do tính chất không lường trước được của
bệnh cho nên liệu pháp Hoàng đế chạm tay có thể cũng có tác dụng như các cách điều trị khác.
Tùy theo xu hướng điều trị luôn luôn thay đổi, các thầy thuốc cho những đơn thuốc cho bệnh nhân lao
như nghỉ ngơi, vận động, ăn kiêng hành xác, ăn nhiều thực phẩm, không khí trong lành, ánh nắng mặt
trời, thuốc bổ và các thứ thuốc an thần. Nhiều cách điều trị chuẩn chẳng hề có tác dụng, và một số, như
các loại muối vàng, thực ra còn làm bệnh nặng thêm. Các bài thuốc dân gian điều trị lao như gan sói nấu
với rượu vang, máu con chồn, phân chim bồ câu, và xạ của con chồn hôi. Ăn sống ốc sên cũng được coi
như là cách phòng bệnh. Các bác sĩ thế kỷ 20 cho các đơn thuốc như nhựa than đá (creosote), digitalis,
thuốc phiện, dầu gan cá thu, các kim loại nặng, muối vàng, và dung dịch Fowler (một thứ thuốc bổ có
chứa nhiều thạch tín). Các tổ chức công lập và tư nhân thành lập các bệnh xá và dưỡng đường lao. Có
một số bác sĩ cho đơn thuốc như không khí miền núi, đi bộ đường dài, cưỡi ngựa và những chương trình
làm việc được cẩn thận xếp theo mức độ tăng dần, còn những người khác thì cảnh báo rằng vận động sẽ