LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 417

tạo ra quá nhiều stress cho hai lá phổi. Người ta cũng đưa ra cách cho lá phổi bị bệnh được nghỉ ngơi
hoàn toàn bằng cách tạo ra chứng tràn khí màng phổi (pneumothorax) nhân tạo hoặc “liệu pháp làm xẹp
phổi”. Người ta bơm khí vào khoang màng phổi để làm xẹp lá phổi bị lao và cho lá phổi này thời gian
lành bệnh. Phương pháp tràn khí màng phổi nhân tạo ra đời trong thập niên 1890 và được thực hiện rộng
rãi trong các thập niên 1930 và 1940. Người ta bơm khí vào các khoảng thời gian nhất định cho đến khi
nào phổi lành bệnh hoặc bệnh nhân tử vong.

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, bệnh lao vẫn là bệnh gây tử vong dẫn đầu. Công trình của
Koch và phong trào vệ sinh khoa học tạo điều kiện cho người ta tin rằng bệnh lao có thể kiểm soát được,
dần dà tiến đến khả năng thanh toán với những kỹ thuật y khoa, các định chế, cơ cấu quản lý mới và với
quyền lực của nhà nước. Tuy nhiên, các chiến dịch chống lại bệnh lao quá nhấn mạnh đến trách nhiệm
của cá nhân mà không chú ý đến những vấn đề kinh tế-xã hội vốn đã ăn sâu và tạo nên những liên kết
chặt chẽ bệnh lao với sự nghèo khổ. Nhiều bác sĩ không biết đến những ý nghĩa của công trình của Koch
và xem nhẹ vai trò của vi sinh vật và tính lây nhiễm của bệnh. Cũng chưa bỏ được những ý kiến xa xưa
về tính chất di truyền của bệnh, hoặc cơ địa bẩm sinh. Người ta bỏ qua các yếu tố xã hội và môi trường
là nguyên nhân tạo nên mối liên kết giữa nghèo đói và bệnh lao, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, sống
quá chen chúc, thiếu ánh sáng và khí trời. Người bệnh bị cô lập, xa lánh và nhốt trong các dưỡng đường
giống như thời Trung cổ nhốt người bị bệnh phong.

Khái niệm đầy lãng mạn về dưỡng đường dành cho bệnh lao là một nơi thanh bình trên một “ngọn núi
thần kỳ”, nơi đem lại sự nghỉ ngơi, ánh nắng, thức ăn đầy bổ dưỡng và bầu không khí chữa bệnh đã bị
nhiều người gạt bỏ khi các nghiên cứu sâu hơn cho thấy bệnh nhân đã phải chịu bao đau khổ khi trải qua
sự cô quạnh, sự khắt khe và xuống cấp vốn là đặc trưng của nhiều cơ sở kiểu này. Trong thế kỷ 19 và 20,
chế độ điều trị tại các dưỡng đường đã đi từ một chương trình nhẹ nhàng như không khí trong lành và
nghỉ ngơi đến những chương trình khắt khe và thiên về điều trị y khoa hơn như vận động tăng dần, thử
nghiệm thuốc và phẫu thuật. Tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá sự thành công rất thấp, lấy ví dụ như
cách điều trị bằng muối vàng được coi là thành công như trong 42 bệnh nhân có 9 người chết. Nhiều
bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp gây tràn khí màng phổi nhân tạo, nhưng tại một số cơ sở, tỷ
lệ tử vong của thủ thuật này lên đến 50%. Khi phân tích những kết quả gây nản lòng như thế đã khiến
cho nhiều nhà nghiên cứu tin rằng không thể nào tìm ra một hóa chất chuyên trị một chứng bệnh mang
tính bất trị và khó lường như bệnh lao.

Đối với các lý do phức tạp vẫn còn là chủ đề đang tranh luận sôi nổi, thì vào thời điểm đã có các thứ
kháng sinh hiệu quả, bệnh lao, “bệnh dịch hạch trắng” đã giảm xuống dần. Tất cả các nghiên cứu chi tiết
về bệnh lao cho thấy rằng tử suất bệnh lao đã giảm xuống đáng kể trước khi phác đồ điều trị chuyên biệt
bằng kháng sinh ra đời vào năm 1947. Như trường hợp bệnh phong, khi xét trên diện rộng về mặt xã hội
và toàn cầu, lịch sử bệnh lao nhắc chúng ta nhớ rằng không thể làm giảm đi những đau khổ và chết chóc
của con người do một bệnh nào đó qua cách mô tả tác nhân vi sinh gây bệnh của bệnh này. Tuy thế, trực
khuẩn lao không hề biến mất.

Các nhà dịch tễ học tại Hội nghị toàn cầu về bệnh lao lần thứ 4 (2002) cảnh báo rằng có 2 tỷ người bị
nhiễm lao và bệnh này giết chết mỗi năm 2 triệu người. Khoảng 1.000 ca lao được báo cáo tại New York
City năm 2002, nhưng khoảng 5-10% dân New York cho kết quả dương tính đã phơi nhiễm với bệnh
này. Bộ máy đối phó với bệnh lao về cơ bản đã bị giải tán vào thời điểm bệnh lao liên quan đến AIDS và
các chủng vi khuẩn kháng thuốc trở nên chuyện thường gặp. Có nhiều vụ bùng phát lao kháng thuốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.