nhưng chỉ trong vòng vài năm, người ta tìm thấy các gene mã hóa protein prion trên tất cả các động vật
thử nghiệm, kể cả con người.
Mặc dù vẫn còn tiếp tục hoài nghi và tranh luận, nhưng đến đầu thập niên 1990 thì nhiều nhà khoa học
đã chấp nhận giả thuyết prion của Prusnier. Vào năm 1997, Prusnier được trao giải Nobel về Sinh lý hoặc
Y học vì đã phát hiện ra prion và xác định một dạng tác nhân gây bệnh mới. Theo lý thuyết của Prusnier,
các protein prion có thể tồn tại dưới hai cấu hình khác nhau, trong đó một hình thức hoàn toàn vô hại.
Protein prion cũng có thể tồn tại dưới những cấu hình bị biến đổi hoạt động như các protein côn đồ
(rogue). Dưới hình thức bị biến đổi, các protein prion có vẻ có khả năng dẫn dụ “người anh em hiền
lành” chuyển đổi cho giống hệt như mình. Khi các protein prion bị chuyển đổi tích tụ và kết tập lại,
chúng tạo ra các cấu trúc như sợi chỉ cuối cùng phá hủy các tế bào thần kinh và gây nên những bệnh não
chết người. Mặc dù vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về cái cách mà các prion gây ra bệnh não,
nhưng Prusnier cho rằng sự hiểu biết về cấu trúc ba chiều của protein prion có thể tạo điều kiện tìm ra
các phương cách điều trị hữu ích. Hơn thế nữa, thành công của giả thuyết prion trong việc giải thích
những hình thái rải rác, di truyền, lây nhiễm của những bệnh giống như scrapie đã cho thấy nhiều cơ chế
tương tự có thể có vai trò trong các bệnh khác như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh xơ cứng teo
cơ một bên (amyotrophic lateral sclerosis).
Năm 1972, Frank Macfarlane Burnet, nhà virus học người Úc, cùng chia giải Nobel với Peter Medawar
năm 1960, đã tuyên bố một câu để đời “lời tiên đoán có nhiều khả năng nhất là tương lai của bệnh truyền
nhiễm sẽ rất ảm đạm”. Kể từ thập niên 1960, nhiều bác sĩ và những nhà phân tích y tế đã giả định rằng
về cơ bản có thể quên đi những bệnh do vi sinh vật bởi vì thế giới đang có đủ mọi vũ khí mạnh như
kháng sinh, vaccine và các thuốc điều trị khác. Đến cuối thế kỷ 20, rõ ràng là những tiên đoán về sự suy
tàn của bệnh truyền nhiễm đã bị phóng đại quá mức. Các sinh vật gây bệnh truyền nhiễm - đã biết hoặc
trước đây chưa biết - vẫn tiếp tục tiến hóa và tìm ra các phương cách để tận dụng các cơ hội mới. Đến
cuối thế kỷ 20, có vào khoảng 500 triệu ca bệnh và 6 triệu người chết mỗi năm vì AIDS, lao và sốt rét.
Cứ một trong mỗi hai tử vong tại các nước đang phát triển là do các việc truyền nhiễm trong khi đó các
nơi trên thế giới đều được kết nối thông qua sự toàn cầu hóa và vận tải nhanh chóng.
“Catalog” các bệnh ở người có khả năng còn dài thêm nữa do xuất hiện những bệnh mới và những bệnh
cũ, chẳng hạn như “các thứ sốt” hoặc “sốt chưa rõ nguyên nhân”, đang được rà soát lại và chẻ thành
những bệnh “mới” riêng biệt. Sự xuất hiện virus West Nile tại New York City năm 1999 và sau đó lan
rộng sang các bang khác đã chứng tỏ rằng các tác nhân gây bệnh có thể xuất hiện dễ dàng như thế nào tại
các vùng đất mới. Những bệnh trước đây chưa hề biết tới, chẳng hạn như AIDS, bệnh Legionnaire, bệnh
Lyme, bệnh bò điên, sốt Ebola, sốt Rift Valley, SARS, cúm gà, đậu khỉ, virus Nipah, Lyssavirus,
Chandipura virus, và còn nữa, đã xuất hiện và những bệnh cũ đã lan truyền sang các khu vực mới trong
khi đó nhiều tác nhân gây bệnh đã kháng với kháng sinh. Lấy ví dụ, các chủng tụ cầu vàng
Staphylococcus aureus kháng kháng sinh đã gây nên bệnh viêm phổi chết người, nhiễm trùng tim, hội
chứng sốc nhiễm độc và viêm màng bao cơ hoại tử (“vi khuẩn ăn thịt”).
Các nhà khoa học đã tìm ra nhiều yếu tố tác động lên sự phân bố và xuất hiện của các bệnh truyền
nhiễm, trong đó có các yếu tố môi trường, bùng nổ dân số và phân bố tuổi tác, sự di dân, chiến tranh, đi
lại và giao thương quốc tế, những yếu tố kỹ thuật và công nghệ, và sự cam kết quốc tế và quốc gia đối
với việc kiểm soát bệnh tật và các biện pháp y tế công cộng. Những sự thay đổi khí hậu do hậu quả của
sự ấm lên của Trái đất đã dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng trong việc phát tán bệnh tật trên quy mô