Nếu căn cứ vào tính phổ biến của các spa và nơi nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe biểu thị những
nguyên tắc về sức khỏe theo truyền thống Ayurvedic, thì các quan niệm Ayurvedic ngày nay đã vươn ra
phạm vi toàn cầu. Thay vì gạt bỏ Ayurveda chỉ là “đồ mê tín”, các học giả tại Ấn Độ tìm ra được nhiều
kiến giải và cảm hứng y học có giá trị trong các văn bản cổ xưa. Cũng giống như các nhà nghiên cứu y
học cổ truyền Trung Quốc, các môn đồ của Ayurveda tìm thấy trong các truyền thống xa xưa một kho
báu về thuốc và các phương pháp chữa bệnh. Thật vậy, đến cuối thế kỷ 20, có trên 6.000 nhà thuốc
Ayurvedic được cấp phép tại Ấn Độ, và trên 100 trường dạy Ayurveda đăng ký tại Hội đồng trung ương
Y học Ấn Độ tại New Delhi. Hội đồng này hiện tiếp tục đưa ra các điều lệ quy định việc giáo dục y học
Ayurvedic cho các sinh viên đại học và sau đại học.
Y HỌC TRUNG QUỐ C:
CỔ ĐIỂN, TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
Mãi tới gần đây, các sử gia phương Tây về khoa học và y học vẫn còn bỏ quên Trung Quốc, ngoại trừ
một vài phát minh và đồ vật hiếm hoi được hoàn chỉnh xem như là những kỹ thuật sơ khai ở phương Tây,
chẳng hạn như thuốc súng và nghề in. May thay, công trình của Joseph Needham, Nathan Sivin, Paul
Unschuld và nhiều học giả khác đã giúp định nghĩa lại vị trí các nghiên cứu của người châu Á trong tổng
thể lịch sử khoa học và y học. Các học giả có ý kiến là sự khác biệt cơ bản giữa tư tưởng Trung Quốc và
Hy Lạp là tính cạnh tranh của đời sống tri thức và chính trị của Hy Lạp thời cổ đại. Ngược lại, quyền lực
của giới cầm quyền độc đoán tại Trung Quốc đã buộc các học giả phải chọn sự đồng thuận. Kết cục là,
trong khi các nhà tư tưởng Hy Lạp thoải mái chỉ trích các bậc trưởng thượng và đối thủ, thì các học giả
Trung Quốc chấp nhận sửa đổi quan điểm của mình mà các triết gia Hy Lạp từ bỏ. Vì vậy, các chiêm tinh
gia Trung Quốc và thầy thuốc Trung Quốc đưa ra các giả định rất khác biệt về sự chuyển động của các
thiên thể và sự luân chuyển của máu.
Phần lớn các yếu tố của các hệ thống học thuật cổ đại hầu như đều biến mất hoặc chỉ còn sót lại trong
truyền thống dân gian như là các dấu vết nhạt nhòa và kỳ dị của quá khứ, nhưng những người ủng hộ y
học Trung Quốc cho rằng nền y học này vẫn còn và mãi là một sự nghiệp khoa học sinh động. Các
phương thuốc và kỹ thuật chữa bệnh cổ truyền Trung Quốc đã đạt được một vị trí có ý nghĩa trong nền y
học thay thế hoặc lồng ghép được thực hành trong thế giới phương Tây hiện nay. Điều chắc chắn là
ngành y học cổ điển Trung Quốc đáng được chú ý vì tính bền bỉ và tính thích ứng. Trên thực tế, hệ thống
này tỏ ra cực kỳ uyển chuyển. Một bệnh nhân của nền y học Trung Quốc có thể tiếp nhận 10 đơn thuốc
khác nhau. Thay vì cho rằng phần lớn các đơn thuốc này là vô dụng, người bệnh lại thấy rằng phần lớn
đều cho tác dụng vừa ý và hiệu quả.
Khác với các nền văn hóa khác, Trung Quốc đã bảo tồn được nền y học cổ truyền không những chỉ dưới
dạng các bài thuốc dân gian, mà còn dưới những dạng hoàn thiện và đáng tin cậy. Phần nào đó, tính ổn
định độc đáo này có thể là do sự sùng kính sâu sắc đối với quá khứ và một hệ thống chữ viết đã có trên
6.000 năm. Mặc dù nhiều học giả đã bỏ bớt những chương đầu tiên của các chuyện kể về lịch sử Trung
Quốc, những phát kiến về khảo cổ học và thư tịch gần đây chắc hẳn đã chuyển đổi nhiều thần thoại thành
lịch sử và nhiều lịch sử thành thần thoại. Từ những năm 1970 trở đi, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã
trải qua một thời kỳ vàng son đầy các phát hiện. Các ngôi mộ cổ đã cung cấp nhiều báu vật từ những bức
bích họa hoành tráng, từ những thủ bản viết trên thẻ tre hoặc trên lụa cho đến các thi thể, bộ xương được
bảo quản tốt, và từng đoàn các vệ binh bằng đất nung cỡ người thật với đầy đủ vũ khí và ngựa chiến