họa, nhạc, nguồn gốc của bát quái hà đồ (original eight mystic trigrams) và quan niệm âm-dương. Phục
Hy được coi là tác giả của Kinh Dịch, bộ cổ thư xa xưa nhất của Trung Quốc.
Vị Thiên đế thứ hai là Thần Nông, người được coi là có công phát minh ra các kỹ thuật cơ bản về canh
tác và chăn nuôi. Khi thấy con dân khổ sở vì bệnh tật và trúng độc, vua Thần Nông dạy họ gieo ngũ cốc
và đích thân khảo sát một ngàn loại cây cỏ để biết thứ nào có dược tính thứ nào chứa độc. Khi thử qua
các chất có độc và thuốc giải, người ta nói Thần Nông đã nếm đến 70 thứ độc trong một ngày. Là một
tấm gương sáng ngời về lòng tận tụy quên mình đối với nghiên cứu y học, khi tiến hành thu thập nhiều
phương thuốc trong bộ chuyên luận đồ sộ đầu tiên về thảo dược, Thần Nông bỏ mình trong một lần thử
nghiệm không thành công.
Trong suốt thời gian trị vì một trăm năm, Hoàng đế, vị Thiên đế thần thoại cuối cùng, đã mang lại cho
thần dân bánh xe, nam châm, đài quan sát thiên tượng, lịch, cách bắt mạch, và bộ sách Hoàng đế Nội
Kinh, là một tài liệu đã tạo cảm hứng và chỉ nam cho tư tưởng y học Trung Quốc trên 2.500 năm. Cũng
giống như bao nhiêu sách xưa, bộ Nội Kinh cũng bị làm sai lệch qua nhiều thế kỷ do thêm thắt, cắt xén
và in sai. Các học giả thống nhất là tài liệu hiện nay có nguồn gốc rất xa xưa, có lẽ từ thế kỷ thứ nhất
trước CN, nhưng thời điểm biên soạn vẫn là đề tài tranh cãi. Phần lớn các sử gia đều tin rằng bộ kinh
hiện nay được biên soạn vào đầu nhà Đường (618-907). Nhiều trước tác y học khác đôi khi được nhắc
tới nhiều hơn, nhưng đa số các tài liệu cổ điển của Trung y đều là những chú giải, bình chú và bổ sung
cho bộ Hoàng đế Nội Kinh này.
Mặc dù bộ Nội Kinh được suy tôn là một trong những tài liệu Trung y xưa nhất, nhiều ảnh hưởng nhất,
các nghiên cứu về thủ bản y học được chôn theo chủ nhân có lẽ sống vào thế kỷ thứ hai trước CN, và
được phát hiện tại Mã Vương Đôi, tỉnh Hồ Nam, vào những năm 1970, đã cung cấp nhiều kiến giải về tư
tưởng y học Trung Quốc thời cổ đại. Khi phân tích các văn bản mới được tìm thấy, các học giả bắt đầu
làm rõ những nền tảng triết học của nền y học Trung Quốc và những đường lối mà các thầy thuốc uyên
bác của thế kỷ thứ 4-5 trước CN tìm cách đứng riêng khỏi các shaman và những thầy lang khác. Các thầy
thuốc rõ ràng là vẫn tìm kiếm cách tiếp cận khoa sinh lý học, bệnh học và điều trị học vốn khác biệt với
những gì tìm thấy trong bộ Nội Kinh. Khoa điều trị trong các tài liệu cổ bao gồm thuốc, phép trừ tà, các
phương thuật và tôn giáo, mổ xẻ, trong khi đó môn châm cứu vốn là kỹ thuật điều trị chính trong Nội
Kinh, lại không được đề cập tới trong các thủ bản tìm thấy ở Mã Vương Đôi.
Nội Kinh như chúng ta có hiện nay là một tập hợp của các ý tưởng và bình giải đôi khi đối nghịch nhau
được nhồi nhét vào một hệ thống các quan niệm tưởng chừng như hợp nhất. Nội Kinh được bố trí dưới
hình thức đối thoại giữa Hoàng đế và quan ngự y Kỳ Bá. Hai người cùng nhau khảo sát một hệ thống
triết học y học dựa trên sự cân bằng âm dương, ngũ hành, và sự tương quan giữa những yếu tố này và
hầu hết mọi thực thể có thể nhận thức được có tác động đến đời sống con người, từ gia đình, thực phẩm
đến khí hậu và địa lý. Thuật ngữ âm-dương thường được đem ra để đại diện cho tất cả các cặp đối nghịch
biểu thị cho tính nhị nguyên của vũ trụ. Vì thế, trong khi âm mô tả đặc điểm của những gì thuộc nữ tính,
tối tăm, lạnh, nhẹ, đất, đêm tối và trống rỗng, thì dương đại diện cho nam tính, sáng, ấm, chắc chắn, bầu
trời, ngày, đầy đủ và nhiều thứ khác. Tuy vậy, nên hiểu âm và dương như là các “quan niệm tương quan”
tức là tự nó không cứng không mềm, mà chỉ khi so sánh với những trạng thái hoặc thực thể khác.
Ý nghĩa nguyên thủy của tự mũ trỏ âm và dương vẫn còn chưa rõ, nhưng ánh sáng và bóng râm dường
như là những nghĩa cơ bản. Những ký tự nguyên thủy có thể biểu thị hai bên bờ của một con sông, một