ứng về ý nghĩa khi đem dịch ngũ hành thành ra 5 yếu tố bởi vì ngũ hành không hề giống với 4 yếu tố của
người Hy Lạp cổ đại. Từ ngũ hành của Trung Quốc thực ra hàm ý sự trôi qua, sự quá độ, hoặc giai đoạn
hơn là các thành tố hóa học bền vững, đồng nhất. Gần đây, các học giả đã đưa ra những thuật ngữ mới
như “5 giá trị quy ước” và “5 phương diện tiến triển”. Để đơn giản, ta sẽ dùng chữ “ngũ hành”.
Các triết gia và nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống công phu nhằm giải thích một cách hợp
lý mối liên hệ giữa ngũ hành với hầu hết mọi thứ khác. Vì vậy, sự kế tiếp giữa sinh và diệt trong 5 sắc
thái là nền tảng của các quan niệm cổ điển về sinh lý học con người.
CÁC QUAN NIỆM CỔ ĐIỂ N CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC VỀ CƠ THỂ HỌC
Một khía cạnh của y học Trung Quốc dường như khá xa lạ với người đọc hiện nay là cách tiếp cận cổ
điển của họ đối với giải phẫu học. Tuy vậy, nếu chỉ cho rằng môn giải phẫu học cổ điển của người Trung
Quốc liên quan đến chức năng hơn là cấu trúc, thì những sự phân biệt giữa giải phẫu học và sinh lý học
lại trở nên không phù hợp. Theo cách nghĩ phương Tây, thì giải phẫu học không phải là nền tảng của lý
thuyết và thực hành của y học Trung Quốc. Các nhà giải phẫu học phương Tây nghiên cứu cơ thể con
người như thể nghiên cứu các bộ phận của một cỗ máy. Ngược lại, giải phẫu học cổ điển của người
Trung Quốc là một sự tương tác năng động của các hệ thống chức năng hơn là của các cơ quan. Theo các
quan niệm y học Trung Quốc cổ điển, từ “gan” không phải là một vật chất cụ thể được sử dụng để làm ra
món patê, mà là một khu vực chức năng trong cơ thể tương ứng với tính của gỗ, mùa xuân, buổi sáng, sự
trở mình, và nảy mầm. Do đặt nặng về chức năng hơn là cấu trúc, cho nên môn giải phẫu học Trung
Quốc có thể hợp nhất các cơ quan vốn không có thực trong cơ thể, chẳng hạn như kinh tam tiêu (triple-
warmer). Cũng giống như phần hồn (id), bản ngã (ego) và siêu bản ngã (superego) trong tâm lý học, kinh
tam tiêu có chức năng, nhưng không có vị trí cụ thể.
Những thực thể gây thắc mắc mà không có phần tương ứng trong môn giải phẫu học và sinh lý học Tây y
đó là “sinh môn” (life gate) và “chân hỏa” (potential fire). Một số học giả tin rằng các lý thuyết của
Trung y về sinh môn và chân hỏa có thể liên quan đến môn nội tiết học hiện đại. Joseph Needham gọi
những lý thuyết cổ điển đó là “môn giả kim thuật sinh lý học” (physiological alchemy). Các tài liệu
Trung y cổ điển cho rằng “sinh môn” là nơi tích tụ của năng lượng sự sống đầu tiên (gọi là khí) vốn phát
xuất từ thận. Đối với nam giới, khí là nơi tụ của tinh và ở nữ giới, khí phụ trợ cho tử cung. Lý thuyết về
“chân hỏa” được coi là công lao của một thầy thuốc sống vào thời nhà Nguyên (1271-1368), chứng tỏ
rằng các lực lượng và thực thể mới tiếp tục xuất hiện trong tư tưởng y học Trung Quốc. “Chân hỏa”
giống như máu, vốn phát xuất từ bụng, được các thể dịch kiểm soát. Một dạng khác của “hỏa” gắn kết
với tim và liên hệ đến các hoạt động trí não. Bình thường, hai loại “hỏa” này cân bằng với nhau, nhưng
khi “chân hỏa” quá vượng có thể dẫn tới mất kiểm soát cảm xúc. Môn đồ của trường phái tư tưởng này
cố gắng bảo tồn sức khỏe bằng cách tập trung vào sự hài hòa giữa thể chất và tâm thần, và việc vận dụng
đến thực phẩm và môi trường. Họ cũng là những người cho là mình có thể chữa được những bệnh mà
các phương cách thông thường bó tay.
Theo Nội Kinh, âm và dương và ngũ hành có liên hệ mật thiết với 5 “tạng đặc”/tạng (tim, lách, phổi, gan
và thận) và 5 “tạng rỗng”/phủ (túi mật, bàng quang, dạ dày, ruột già, ruột non). Nằm sâu bên trong cơ
thể, 5 tạng đặc hoặc cơ quan, gọi là các tạng âm giữ chức năng tích trữ, bộ phận chứa. Còn 5 tạng rỗng,
vốn nằm ở các vị trí sát bên ngoài cơ thể được xếp vào nhóm tạng dương, giữ chức năng thải tiết. Sự