LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 61

tương tác giữa các tạng khác nhau được hình thành nhờ nối với nhau thông qua hệ thống kinh lạc giống
như hệ thống kênh dẫn nước.

Do tầm quan trọng của tưới tiêu đối với nền nông nghiệp tại Trung Quốc, chức năng của các hệ thống
dẫn thường được so sánh với các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý. Lấy ví dụ, kinh tam tiêu tương
tự như các viên chức trông coi việc hoạch định xây dựng mương máng và cống xả. Để cho cơ thể hoạt
động đúng cách, các cơ quan, giống như các viên chức nhà nước phải hết lòng giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy,
khi hệ thống hoạt động một cách hài hòa, tim hành xử với tầm nhìn và sự hiểu biết giống như quan tể
tướng, còn gan giống như tướng cầm quân vạch ra chiến lược.

Hệ thống ngũ hành tương sinh có thể tạo ra một sự trái ngược khá rối rắm giữa triết lý và thực hành trong
y học, bởi lẽ châm thuật và cứu thuật đã được xây dựng trên 6 cặp kinh lạc hoặc kinh mạch châm cứu.
Vấn đề được giải quyết khi bổ sung màng bao tim hoặc hệ thống bao bọc quanh tim và kinh tam tiêu vào
danh mục các tạng đặc và tạng rỗng.

Mặc dù có không ít thảo luận về các chi tiết khác nhau, nhưng không có mấy tranh luận về thực tế mà
các học giả Trung Quốc công nhận sự liên hệ giữa tim và sự tuần hoàn của máu trước khi những quan
niệm này được William Harvey (1578-1657) đưa vào khoa học và y học phương Tây vào thế kỷ 17.
Người phương Tây thường bảo vệ tính độc đáo của phát minh do Harvey bằng cách bác bỏ các quan
niệm của người Trung Quốc về sự tuần hoàn là huyền bí tối tăm, và cho rằng sở dĩ có các quan niệm trên
là do sự dịch nghĩa dễ dãi. Các lý lẽ triết học hơn là qua mổ xác, có lẽ đã dẫn các thầy thuốc Trung Quốc
đến quan niệm về sự lưu thông không ngừng nghỉ của một số chất cơ yếu - được dịch thành máu, hoặc
hơi thở hoặc năng lượng - nằm trong hệ thống các kinh mạch của cơ thể.

Mặc dù Nội Kinh cho rằng máu chuyển động là do tim chủ nhịp, và sự lưu thông của năng lượng là do
phổi, nhưng các học giả lại không nhất trí về ý nghĩa và sự liên quan của các thuật ngữ được dịch thành
máu, hơi thở hoặc năng lượng. Các thầy thuốc Trung Quốc tin rằng máu là thành phần chủ đạo nuôi sống
cơ thể, cho nên mất máu sẽ làm cho cơ thể yếu đi. Khác với các bác sĩ Tây y, thầy thuốc Trung Quốc gạt
bỏ phương pháp trích huyết vốn là thành phần điều trị quan trọng của Tây y mãi đến thế kỷ thứ 20.

Theo triết lý y học Trung Quốc, bệnh chủ yếu là do sự mất thăng bằng của âm và dương, tạo nên sự rối
loạn của một thành phần trong ngũ hành, và biểu hiện bằng sự suy giảm chức năng của cơ quan tương
ứng và những cơ quan khác do cơ quan khác nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan bị tổn thương. Vì vậy,
tất cả các trị liệu đều nhắm tới việc phục hồi trạng thái hài hòa. Để phù hợp với hệ thống ngũ hành, Nội
Kinh đưa ra 5 phương pháp điều trị: chữa bệnh cho tinh thần bằng cách sống hài hòa với vũ trụ, điều hòa
chế độ ăn, châm cứu, thuốc và điều trị bệnh của ruột, các tạng, máu, và hơi thở. Khi cho đơn không kể là
điều trị hoặc dự phòng, người thầy thuốc phải hết sức chú tâm đến ảnh hưởng của địa lý, khí hậu và
phong tục địa phương.

Có phần bồi hồi và thất vọng, Hoàng đế và quan ngự y hồi tưởng, vào thời Hoàng kim xa xưa, do con
người sống có điều độ và hài hòa với tự nhiên cho nên có cuộc sống tích cực trên một trăm năm. Về sau,
con người không thèm đếm xỉa đến các lề lối tự nhiên cho nên trở thành yếu đuối, đoản mệnh, và dễ mắc
nhiều bệnh. Lấy ví dụ, người Đông Di ăn cá và ăn mặn nhiều; chế độ ăn này làm cho máu bị tổn thương
và gây bệnh ung loét. Gió, hoặc “khí độc” gây ra nhiều bệnh bởi vì khi xâm nhập vào cơ thể, sẽ làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.