Thái y viện thời nhà Chu bao gồm các thầy thuốc lo về thực phẩm, thầy thuốc lo những bệnh đơn giản,
thầy thuốc lo các vết loét (phẫu thuật viên), thầy thuốc cho súc vật và người phụ trách tất cả các thầy
thuốc trên. Thầy thuốc chuyên về bệnh đơn giản được giao nhiệm vụ kiểm tra 5 loại hơi thở, 5 loại âm
thanh và 5 màu để xác định bệnh nhân còn sống hoặc chết. Thái y viện có 30 ngự y làm việc cho Hoàng
cung. Các y sư hạng nhất giảng các tài liệu cổ điển cho các đồng nghiệp trẻ tuổi. Những người này được
phép tiếp cận với thư khố triều đình chứa đến 12.000 tài liệu y học và các khoa học tự nhiên. Điều rõ
ràng là có rất ít người được các bậc trí giả phục vụ. Các thầy thuốc hạng xoàng thực hành y học cho công
chúng và bán thuốc dạo có số lượng cao hơn nhiều so với số thầy thuốc phục vụ cho triều đình. Một hệ
thống hỗ trợ công cộng tương đối dàn trải hiện diện trên lý thuyết, nhưng không bao giờ được chu cấp
đầy đủ để phục vụ thỏa đáng nhu cầu y tế của dân chúng.
Những người bệnh quá quan tâm đến quỷ thần hơn là ngũ hành thì tìm thầy chữa bệnh cho mình ở góc
phố, cùng với bọn chiêm tinh, phong thủy hoặc thầy bói hoặc tìm đến các đền miếu nơi mà các thầy lang
vừa ban phát bùa chú cùng với lời khuyến cáo dùng thuốc. Các biện pháp bảo vệ khi phạm đến các bậc
quỷ thần gồm có bùa chú, cầu nguyện, trừ tà, thần chú, bùa ngải và phù chú. Phù chú gần giống như một
sắc chỉ của triều đình, nhưng tên của vị quan thì được thay bằng tên con quỷ đầu đảng ra lệnh cho các
con ma đàn em thôi không gây bệnh và tai họa nữa. Việc trục con ma có thể cần phải nhờ đến thuốc chế
biến bằng các loại độc dược mạnh hoặc các thứ có mùi khó ngửi. Để thứ thuốc độc không giết chết người
bệnh, thì người ta cho đeo thuốc như là một thứ bùa mê hoặc đốt lên để xông khói. Có một loại sâu ma
gọi là cổ (ku), giữ vai trò chủ đạo trong các bệnh do ma quỷ được mô tả trong văn chương bác học và
truyện kể dân gian. Có lắm điều tin tưởng được thêu dệt chung quanh con sâu ma cổ này, chẳng hạn như
người ta tin rằng cách duy nhất để nạn nhân đầu tiên dứt bỏ được cổ là tìm cho nó một ký chủ mới.
Những thứ kị con cổ này là cầu nguyện, bùa ngải, thuốc, và con rết (vì lẽ con rết ăn sâu). Luật pháp cho
thấy rằng sự tin tưởng vào ma thuật cổ còn tồn tại mãi đến thế kỷ 19. Hình phạt dành cho ma thuật cổ rất
nghiêm khắc, bao gồm những phương pháp kỳ dị để xử trảm kẻ phạm tội và toàn bộ gia đình người này.
Các thầy thuốc được đào tạo bài bản hoặc có chí hướng thường cố tách biệt nghề y ra khỏi phù thủy và
ma thuật, và họ coi khinh các bài thuốc được các thầy lang và lang băm kê đơn, nhưng đôi khi họ cũng
cho những đơn thuốc vừa có thuốc vừa kèm theo ma thuật. Một ví dụ của loại đơn thuốc kết hợp này
được sử dụng khi điều trị bệnh đường tiêu hóa là đơn thuốc được viết chữ bùa trên một thứ giấy dày màu
vàng, lấy thuốc làm mực. Sau đó, đem đốt đơn thuốc đi lấy tro hòa với nước nóng và uống như uống trà
thuốc.
Các tài liệu văn bản thường chỉ phản ánh sự quan tâm đến lý thuyết y học về mặt học thuật, nhưng sự
tương tác thực sự giữa thầy thuốc và bệnh nhân đôi khi cũng thể hiện trong các tuyển tập ca bệnh, tiểu
sử, nhật kí và tài liệu tư vấn. Căn cứ theo bệnh sử ca bệnh vào thời nhà Minh (1368-1644), các thầy
thuốc sử dụng 4 phương pháp khám bệnh để đưa ra chẩn đoán. Tức là họ thực hiện từng bước phù hợp
khi nhìn, nghe, ngửi, hỏi bệnh, và sờ (bắt mạch) tùy thuộc vào tình trạng và giới tính của người bệnh.
Mặc dù bắt mạch thường được coi là phần tin cậy nhất khi khám bệnh, các thầy thuốc cũng đưa ra khả
năng có thể chẩn đoán và tư vấn cho người bệnh dù không trực tiếp khám. Nếu nghĩ rằng bệnh nhân chắc
chắn sẽ chết, hoặc bệnh nặng không còn cách nào để can thiệp, thầy thuốc có thể từ chối chữa bệnh.
Cũng giống như các hệ thống y học khác thời cổ đại, điều quan trọng đối với thầy thuốc là dự đoán tử
vong và tránh phải gánh trách nhiệm nếu điều trị thất bại. Việc thường nhắc tới các khuyết điểm của
đồng nghiệp khác dường như để phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thầy thuốc. Qua các ca bệnh