ngành, thì khía cạnh gây bối rối nhiều nhất của hệ thống này có lẽ là hầu như không có mối liên hệ rõ
ràng nào giữa cơ quan hoặc rối loạn được điều trị và vị trí của điểm chọc kim châm khi điều trị.
Trên lý thuyết, thầy thuốc châm cứu tiếp cận với hệ thống kinh lạc được coi là nơi phân phối năng lực ra
khắp cơ thể bằng cách chọc kim vào những vị trí nhất định nơi đường kinh lạc lộ ra bề mặt của cơ thể. Ý
tưởng rằng nhà châm cứu có thể trích, trục, hoặc dẫn năng lực bằng cách chọc kim vào kinh lạc có lẽ
phản ánh sự tiến hóa của hệ thống y học này từ cơ sở thực nghiệm ban đầu khi rạch da để dẫn máu hoặc
mủ ra khỏi túi mủ. Trong quá trình điều trị các thương tổn khu trú, thầy thuốc có thể phát hiện rằng khi
châm vào một điểm nhất định sẽ gây ra các hiệu quả toàn thân. Nếu châm đúng chỗ, một số cảm giác sẽ
xuất hiện chẳng hạn như nóng, tê và cảm thấy những cảm giác này từ từ đi lên hoặc xuống dọc theo tứ
chi hay phần thân. Nếu những điểm này là cơ sở nguyên khai của hệ thống châm cứu, thì có thể rằng dựa
theo cảm giác chủ quan của một đáp ứng chạy xuyên qua cơ thể châm vào những huyệt đạo là cơ sở để
vẽ ra bản đồ các kinh lạc.
Phương Tây đã bỏ ra quá nhiều giấy mực để bàn xem liệu những kinh lạc này thực sự hiện diện hay
không. Trong lúc những đặc điểm chức năng của các kinh lạc vẫn là một nguyên tắc cơ bản của nền y
học cổ điển Trung Quốc, thì có thể rằng hệ thống mạch máu chủ yếu là một phương tiện giúp ghi nhớ
cho phép thầy thuốc cách nối kết vô số các hiện tượng sinh lý với các huyệt được xác định dựa trên tiên
nghiệm. Các thầy thuốc non trẻ có thể học nghệ thuật châm cứu từ các cẩm nang có minh họa và thực tập
trên các mô hình bằng đồng hoặc hình nhân bằng gỗ. Sau đó, họ có thể tiếp tục công việc học tập này
trên bệnh nhân thực sự, là những người lớn hay nhỏ xác, gầy hoặc béo, nam hoặc nữ, già hoặc trẻ. Theo
các vị y sư, thì khía cạnh nguy hiểm nhất của châm cứu là khả năng lạm dụng, do ngu dốt hoặc do ý đồ
xấu, bởi vì hệ thống châm cứu có một số “tử huyệt”. Châm vào tử huyệt có thể gây ra các tổn thương
nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
Châm thuật chủ yếu được chỉ định cho tất cả các rối loạn do dương vượng. Cứu thuật được coi là thích
hợp hơn khi âm vượng. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa âm và dương, ngũ hành và các tạng rất phức tạp cho
nên phương pháp nào cũng có thể sử dụng được. Châm cứu thường được khuyến cáo cho những bệnh
mạn tính như lao, viêm phế quản và yếu toàn thân, nhưng cũng được sử dụng cho đau răng, nhức đầu,
thống phong, tiêu chảy và một số rối loạn tâm lý. Bào Cô (Pao Ku), vợ của nhà giả kim Cát Hồng (Ko
Hung) (254-334), nổi danh nhờ điều trị các bệnh ngoài da bằng cứu thuật. Các quan lại Trung Quốc vào
thế kỷ thứ 7 chỉ du hành sau khi đã được đốt cứu bảo vệ chống lại các bệnh thời khí và rắn cắn. Ngày
nay tại Trung Quốc, các thầy thuốc thử đem cứu thuật điều trị bệnh cúm, viêm phế quản mạn và nhiễm
trùng đường hô hấp.
Ngày nay, tại Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ, cũng như tại châu Á, đều có các châm sư chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, vị trí pháp lý (legal status) của các y sư này tại một số nước vẫn còn chưa rõ. Mãi đến
những năm 1970, cộng đồng y học Mỹ chưa hề quan tâm đến vị trí pháp lý của châm thuật. Y học cổ
truyền Trung Quốc bị xếp vào hàng lang băm. Chẳng phải là kỳ dị khi chọc kim vào cơ thể bệnh nhân để
làm giảm đau? (trừ trường hợp kim này có chứa thuốc giảm đau tiêm dưới da). Tuy nhiên, các thầy thuốc
của nền Y học thay thế và không chính thống lại thiết tha muốn tìm hiểu khả năng của châm thuật, day
huyệt và cứu thuật. Khi các châm sư dần dần tạo được tiếng tăm và có nhiều khách hàng, thì giới y học
mới bắt đầu ghé mắt đến. Hiệp hội Y khoa Mỹ (American Medical Association) cho rằng châm thuật là
kỹ thuật dân gian, không phải là ngành khoa học, chỉ những thầy thuốc nào có bằng mới được phép hành
nghề bởi vì chọc kim vào cơ thể là một thủ thuật xâm lấn. Năm 1975, Nevada là tiểu bang đầu tiên thành