LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 66

lập một Hội đồng y học Trung Quốc cấp tiểu bang và buộc các bác sĩ và không phải bác sĩ phải qua một
kỳ thi để lấy bằng châm cứu. Mặc dù các tiểu bang khác cũng đã xây dựng quy trình cấp bằng, nhưng vị
trí của các nhà châm cứu cũng như các thầy thuốc Trung y lắm khi vẫn còn mù mờ.

TRI THỨC VỀ THUỐC VÀ TIẾT THỰC

Theo Nội Kinh, thì một chế độ ăn cân bằng với hệ thống ngũ hành tương ứng (five fold system of
correspondences) sẽ làm tăng cường sức khỏe và tuổi thọ, làm cho cơ thể mạnh lên, tiêu trừ bệnh tật.
Những thứ thuốc hàng đầu này có trong thức ăn bao gồm cây cỏ và động vật. Nhưng lý thuyết y học và
truyền thống dân gian cũng cho rằng những thứ thức ăn bình thường vô hại lại trở thành nguy hiểm với
một số tình huống đặc biệt như thai kỳ chẳng hạn. Lấy ví dụ, nếu thai phụ ăn thịt thỏ, đứa bé khi ra đời
sẽ bị câm và thiếu môi trên; ăn thịt con la sẽ gây sinh khó. Các thầy thuốc tiết chế cũng cảnh cáo không
ăn thực phẩm đã bị hỏng, thịt đã ôi và hạt đậu đã lên mốc.

Sử dụng trà biểu thị cho sự trùng lặp giữa thực phẩm và thuốc. 6.000 năm qua, người Trung Quốc đã lấy
lá trà chế thành một thứ đồ uống. Trà có chứa một lượng nhỏ các dưỡng chất, nhưng lại giàu các alkaloid
hoạt tính như caffeine, theobromine, và theophylline. Có lẽ khía cạnh quan trọng nhất về mặt sức khỏe
của việc uống trà trong thế giới cổ đại và tại nhiều vùng trên thế giới thậm chí hiện nay, là cách sử dụng
nước sôi già. Nói chung, biên giới giữa đơn thuốc và đơn kê chế độ ăn đối với nhiều nền y học cổ truyền
đều không rạch ròi như trong Tây y hiện đại. Tuy nhiên, y học hiện đại một lần nữa chú ý đến vai trò của
chế độ ăn xem đó như là một phương tiện hỗ trợ để có sức khỏe tốt, dự phòng bệnh tật và sống lâu.

Tầm quan trọng của chế độ ăn được minh họa trong một tài liệu cổ điển đệ trình cho Hoàng đế Mông Cổ
nhà Nguyên vào năm 1330 của Hồ Tôn Huy (Hu Szu-hui), vốn là thầy thuốc lo về chế độ ăn của triều
đình trên 10 năm. Tài liệu “Những điều trọng yếu và đúng đắn về thức ăn và đồ uống của Hoàng đế” của
ông này giải thích các tư tưởng thời xưa của Trung Quốc và Mông Cổ về tầm quan trọng của các chế độ
ăn. Đối với các sử gia, quyển sách này đặc biệt chú ý đến các ý tưởng về y học và vệ sinh hơn là các thực
đơn. Còn nữa, quả là thú vị khi xét đến cả hai giá trị về y học và nấu ăn của những mục như canh thịt gấu
quay và tim cừu luộc. Phần lớn các món ăn là nhằm để tăng khí (ch’i), nhưng một số lại đặc biệt đánh giá
cao cho các trường hợp như đau lưng hoặc hồi hộp. Tài liệu cũng nhắc tới những thức ăn làm tăng tuổi
thọ, cho lời cảnh cáo đối với một số thức ăn hoặc tương kị giữa các thức ăn, và đặc biệt chú ý đến chế độ
ăn đúng cho thai phụ. Các loại thực vật và động vật được phân loại cẩn thận theo các lý thuyết y học về
vạn vật tương ứng.

Nếu các biện pháp chế độ ăn chưa đủ, thì thầy thuốc có thể tìm những phương thang trong số nhiều loại
thuốc đã biết. Do bản chất của thuốc thường quá mạnh, cho nên các học giả cảnh báo không nên cho đơn
hoặc sử dụng thuốc bừa bãi. Tuy nhiên, khi bốc thuốc đúng theo phân lượng, thì thuốc có thể mang lại
các hiệu quả ngoạn mục. Có khoảng 5.000 cây cỏ bản địa thường được dùng như thảo dược, và các nhà
khoa học hiện đại đang cố gắng phân lập các thành phần hoạt tính từ các phương thang cổ truyền. Để
định hướng sự tìm tòi này, họ thường dựa vào Bản Thảo Cương Mục, một công trình nghiên cứu bách
khoa về y học, dược học, thực vật học và động vật học do Lý Thời Trân (1518-1593), biên soạn. Được
con cháu xuất bản vào năm 1596, công trình vĩ đại của Lý chứa khoảng 2.000 tên thuốc nguồn gốc động
vật, cây cỏ và khoáng vật, trên 8.000 đơn thuốc, tài liệu tham khảo liên quan đến trên 900 tài liệu khác,
và trên một ngàn minh họa. Ngày nay, các chuyên gia về y học Á châu hy vọng rằng việc sàng lọc và các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.