LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 68

mạnh khi đem xương rang lên trong lửa. Tuy vậy, các thầy thuốc khác không nhất trí sử dụng xương
người làm thuốc vì lẽ việc này không phù hợp với vai trò của y học là “nghệ thuật của lòng nhân từ”.
Chủng ngừa bệnh đậu mùa cũng có thể được coi như là “thuốc làm từ con người”. Để phòng vệ tránh 40
dạng của “bệnh thiên hoa”, các thầy thuốc lấy vảy mủ của những ca đậu mùa nhẹ. Sau đó người ta tán
vảy này thành bột để thổi vào mũi, đàn ông thì thổi vào lỗ mũi bên trái, còn đàn bà lỗ bên phải.

Các nhà giả kim Trung Quốc có một cách tiếp cận rất khác với với sức khỏe và tuổi thọ con người.

Giả kim thuật thường dựng lên hình ảnh huyền bí và các tay lang băm thử biến chì thành vàng tuy không
thành công. Tuy nhiên, các nhà giả kim cũng tham gia tìm kiếm thứ thuốc trường sinh. Trong một thái
cực nào đó, thì nhà giả kim Trung Quốc bị ám ảnh nhiều đến khía cạnh lý thuyết của việc luyện vàng (và
làm vàng giả) và “dưỡng sinh”, tức là sự tìm tòi những bài thuốc giải quyết được sự bất tử và an lạc. Cát
Hồng (khoảng năm 300), là một nhà giả kim lỗi lạc, tín đồ Đạo giáo, thầy thuốc, dạy rằng những thứ linh
đan nhẹ có thể bảo vệ khỏi ma quỷ, thú hoang và các bệnh tiêu hóa. Những thứ linh đan mạnh hơn có thể
làm người vừa chết sống lại, còn những thứ thượng thừa có tác dụng bất tử.

PHẪU THUẬT

Không giống như Ấn Độ, phẫu thuật nói chung thường nằm ngoài phạm vi của y học hàn lâm, tinh túy
của Trung Quốc. Có thể là do không muốn xâm phạm thi thể cũng như thiếu một khoa giải phẫu học dựa
trên sự mổ xác đã ức chế sự phát triển môn phẫu thuật tại Trung Quốc, nhưng những trở ngại như thế
không phải là không vượt qua được. Thật vậy, môn pháp y đã đạt đến một trình độ cao tại Trung Quốc
như được trình bày trong một tác phẩm có tên gọi “Tẩy Oan Tập Lục” (1247), vốn được coi như là luận
văn đầu tiên trên thế giới bàn về pháp y.

Khi phải đối đầu với thực tế là không xây dựng được một truyền thống ngoại khoa riêng biệt, các học giả
Trung Quốc biện giải rằng do y học dự phòng và trị liệu đã có hiệu quả cho nên không cần phải can thiệp
phẫu thuật. Tuy nhiên, lịch sử Trung Quốc cũng đưa ra bằng chứng cho thấy các thầy thuốc đã thực hiện
các phẫu thuật ngoạn mục. Mối giao tiếp giữa Trung Quốc và Ấn Độ khi đạo Phật được truyền vào
Trung Quốc có lẽ là nguồn gốc của những câu chuyện này mặc dù không dẫn tới sự kết hợp phẫu thuật
vào các truyền thống y học cổ điển Trung Quốc.

Phẫu thuật gia Trung Quốc nổi tiếng nhất, Hoa Đà (khoảng 145-208), được coi là có công tìm ra các
thuốc gây mê/gây tê, thuốc tắm, thủy liệu pháp, và thể dục y học. Là bậc thầy về châm cứu và nhà chẩn
đoán bệnh xuất sắc, Hoa Đà được đồn là có thể chữa chứng nhức nửa đầu chỉ bằng một kim châm cứu.
Một trong những ca bệnh bất thường nhất của vị danh y này là một bệnh nhân có một khối u gây đau đớn
nằm giữa hai mắt. Khi Hoa Đà khéo léo rạch khối u, có một con chim Hoàng yến bay vụt ra từ nơi này
và bệnh nhân sau đó hết đau hẳn. Mặc dù khối u có chứa chim yến có thể là hiếm gặp trong y học, nhưng
nhức đầu và đau mạn tính thì ngược lại, và Hoa Đà thường chữa những chứng này bằng châm cứu. Rủi
thay khi được Thừa tướng Tào Tháo mời tới để chữa chứng nhức đầu kinh niên, Hoa Đà lại đề nghị cách
khoan sọ. Nghi ngờ rằng phẫu thuật quyết liệt này nằm trong một âm mưu ám sát, Tào Tháo ra lệnh xử
trảm Hoa Đà. Không thể đưa lén các tài liệu y học ra khỏi ngục được, cho nên Hoa Đà đành mang theo
xuống âm phủ những bí quyết mà mình khám phá. Những bí quyết của Hoa Đà bị thất lạc có khả năng là
các thuốc xoa có tác dụng ngăn ngừa và chữa trị nhiễm trùng cũng như các thuốc gây mê/gây tê thần kỳ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.