Một hình thức tranh cãi khác về mối liên hệ của Trung Quốc với thế giới phương Tây được Gavin
Menzies đề xướng đó là các nhà thám hiểm thời nhà Minh do Trịnh Hòa dẫn đầu, đã phát hiện ra châu
Mỹ vào năm 1421. Năm 1405, Trịnh Hòa dẫn đầu một hạm đội lớn mở màn chuyến hải hành đầu tiên
trong 7 đợt thám hiểm. Trong khoảng thời gian từ 1405-1433, Trịnh Hòa được cho là đã đưa hạm đội đến
những nơi xa xôi như Sumatra, Ấn Độ, Sri lanka, Somalia, Kenya và châu Mỹ. Phần lớn các học giả tin
rằng các nhà thám hiểm Trung Quốc thực sự đã mang về những câu chuyện về một thế giới xa lạ nằm
ngoài ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng các vua chúa Trung Quốc rõ ràng là đã nhận định rằng những thứ
mà thế giới bên ngoài đem lại đều không có giá trị. Theo Menzies, tác giả quyển “Năm 1421: năm mà
người Trung Hoa phát hiện châu Mỹ”, trở nên nổi tiếng vì cho rằng Trịnh Hòa phát hiện ra châu Mỹ
trước Columbus. Tác giả này cũng lập luận rằng bằng chứng DNA khẳng định luận cứ của mình. Theo
Menzies, một số thủy thủ người Tàu và vợ của họ trong đoàn tùy tùng Trịnh Hòa, đã ở lại lập nghiệp tại
châu Mỹ, và sinh con đẻ cái với người bản địa.
THỰC HÀNH Y HỌC TẠI TRUNG QUỐC NGÀY NAY
Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, Chủ tịch Mao
Trạch Đông (1893-1976) tuyên bố rằng nền y học và dược học cổ truyền Trung Quốc là một kho báu lớn
phải được tìm học và nâng cao. Mao ra lời kêu gọi sử dụng cả các thầy thuốc Tây y lẫn Đông y là một
đáp ứng thực tiễn cần phải gấp rút có đủ lực lượng cán bộ y tế để phục vụ 540 triệu dân, vốn đang sống
trong hoàn cảnh bần cùng tại thôn quê thiếu nền y tế công cộng, vệ sinh và cơ sở chữa bệnh. Hoàn cảnh
khó khăn đã buộc Trung Quốc đưa ra một thử nghiệm có một không hai trong việc kết hợp quá khứ với
hiện tại, đông với tây. Việc phục hồi y học cổ truyền được phát động trong thời kỳ Đại nhảy vọt (1958-
1960), thịnh hành trong Cách mạng văn hóa (1966-1969), và đạt đỉnh cao nhất vào cuối thời kỳ điên
cuồng về ý thức hệ này.
Hệ thống y tế Trung Quốc tập trung vào việc giải quyết những bệnh mạn tính và bệnh thông thường, các
nội dung y tế công cộng, và thanh toán các bệnh lưu hành chính. Khẩu hiệu của hệ thống y tế Trung
Quốc là “Tận diệt 4 loại ôn dịch”. 4 loại ôn dịch chính là chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ. Gián, bọ chét,
rận, rệp, ốc và chuột cũng được đưa vào tầm ngắm, nhưng không đưa vào khẩu hiệu vì sợ bị loãng.
Trong những năm 1980, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống y tế được coi như là khuôn mẫu
cho các nước đang phát triển. Các chỉ số sức khỏe tại Thượng Hải năm 1980, như tỷ lệ tử vong trẻ nhỏ
hơn một tuổi và kỳ vọng sống tính từ lúc mới sinh, cũng tương đương như của thành phố New York. Các
du khách phương Tây bị ấn tượng bởi các thử nghiệm của Trung Quốc về giáo dục y khoa và việc cơ cấu
lại việc thực hành y học trong đó đòi hỏi người bác sĩ phải chia sẻ trách nhiệm chẩn đoán và điều trị với
lực lượng phụ tá không chính quy, ngoài ngành, vừa mới được cho phép tham gia khám chữa bệnh. Y
học dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản được giao cho đội ngũ các “thầy thuốc chân đất”, cô
mụ và điều dưỡng. Phạm vi hành nghề chính của họ là thuốc cây cỏ, châm cứu, phép cứu, nhưng các
thầy thuốc y học cổ truyền cũng học thêm về vi sinh và dược học. Trong các trường dạy Tây y của Trung
Quốc cũng có môn Y học cổ truyền.
Sự phát triển của môn gây tê châm cứu được cổ xuý tại Trung Quốc như là một bước đại nhảy vọt khác.
Dựa trên tư tưởng của Mao Chủ tịch, các nhân viên bệnh viện tự hỏi liệu có thể đem tác dụng giảm đau
của châm cứu vốn được sử dụng để giải quyết các chứng đau sau phẫu thuật để thay thế cho các hóa chất