LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 72

4

Nền y học Hy Lạp-La Mã

Ngược lại với sự tiến hóa từ từ trong lịch sử Trung Quốc, Ấn Độ và Ai Cập, nền văn minh Hy Lạp
dường như xuất hiện bất thần, khá giống với sự xuất hiện của nữ thần Athena từ đầu của Zeus. Mặc dù
ấn tượng này chắc chắn là không đúng, nhưng cũng khó mà chỉnh lại vì lẽ không mấy tài liệu còn lại từ
các thời kỳ sơ khai trong lịch sử Hy Lạp. Dù đi từ nguồn gốc nào, thì các truyền thống tri thức hình
thành tại Hy Lạp cổ đại đều là nền tảng của nền triết học, khoa học và y học phương Tây. Lịch sử cổ đại
Hy Lạp có thể chia thành hai thời kỳ: thời kỳ Mycenaean, từ khoảng 1500 trước CN cho đến khi nền văn
minh này suy tàn khoảng năm 1100 trước CN, và thời kỳ đen tối từ năm 1100 đến năm 800 trước CN. Có
rất ít thông tin của thời kỳ sau được lưu truyền, cũng như chưa rõ những thế lực nào đã làm cho thời kỳ
đầu của nền văn minh Hy Lạp sụp đổ. Như tại Ấn Độ, những ký ức xa xưa về chiến tranh, sự xáo trộn, sự
bất hạnh và chiến thắng được lưu truyền dưới dạng huyền thoại và thần thoại. Phần lớn dạng tài liệu này
được kết tập trong các trường ca sử thi như Iliad và Odyssey, vốn được coi là tác phẩm của thi sĩ Homer
vào thế kỷ thứ 9. Được lồng sâu trong những câu chuyện về cõi sống chết, thần thánh và anh hùng, các
vùng đất lạ, quê nhà và gia đình, là các quan niệm cổ xưa về bệnh dịch, các chức năng sống của cơ thể,
sự chữa trị các vết thương, và vai trò của thầy thuốc, phẫu thuật viên, tu sĩ và thần thánh.

Nền y học Hy Lạp, theo cách mô tả của Homer, đã là một nghệ thuật cổ xưa và cao quý. Apollo là vị
thần chữa bệnh nhiều quyền năng nhất, cũng như là thần tiên tri. Apollo có khả năng gây ra bệnh dịch để
trừng phạt hoặc phục hồi và chữa lành cho người bị bệnh. Nhằm nắm lấy lời khuyên và sự dạy bảo của
thần, người thời cổ đại đã đổ xô tìm lời sấm truyền nổi danh của vị thần này tại đền thờ thần Apollo ở
Delphi. Vốn là nơi thờ thần Gaea, thần đất, nơi đây được coi là trung tâm của vũ trụ. Trước khi rao
truyền lời của thần, thì cô đồng, bao giờ cũng là một người đàn bà được gọi là Pythia, đi vào một căn
phòng nhỏ, hít những thứ hơi có mùi ngọt thoát ra từ một kẻ nứt dưới đất, và sau đó chuyển sang trạng
thái lên đồng. Đôi khi sau khi hít thứ khói độc này, cô đồng đi từ trạng thái lên đồng chuyển sang mê
sảng rồi chết. Khi các nhà khảo cổ học của thế kỷ 19 khai quật ngôi đền nhưng không tìm thấy căn
phòng huyền thoại này, họ đã bác bỏ thuyết của Plutarch cho rằng khói độc phát xuất từ sâu trong lòng
đất. Nhưng vào năm 2001, các nhà khoa học đã phát hiện chỗ kết nối trước đây chưa hề được biết đến
của những phay địa chất nằm dưới nền ngôi đền. Họ cho rằng các mạch nước ngầm dưới căn phòng của
Pythia có thể mang theo nhiều hóa chất, trong đó có ethylene, một thứ khi được dùng là khí gây mê. Hít
ethylene sẽ thấy hưng phấn, nhưng sẽ gây chết người nếu quá liều.

Trong các trường ca của Homer, tu sĩ, nhà thấu thị, và người đoán mộng đương đầu với các thứ bệnh
dịch kỳ bí mà nguyên nhân được gán cho các vị thần. Khi giận dữ, họ có thể gây nên các rối loạn thể
chất và tinh thần, nhưng đồng thời họ cũng ban cho các thứ thuốc an thần và thuốc giải để cứu những
người mà họ yêu thích. Trong trường ca Iliad, người thầy thuốc khéo tay được coi trọng hơn nhiều người
khác.

Do số lượng người bị chiến thương rất cao theo lời mô tả của Homer, cho nên cấp thiết phải cần đến thầy
thuốc lành nghề. Tuy nhiên, trong một số tình huống, các chiến binh chăm sóc cho đồng đội của mình
hoặc can đảm tự rút lấy mũi tên ra khỏi chân tay khi bị trúng tên. Vết thương nhiễm trùng, sốt do chấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.