LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 64

và tiểu sử cho thấy ngay cả các các thầy thuốc ưu tú cũng thường phải đi xa để tìm bệnh nhân. Một số
thầy thuốc viếng người bệnh theo định kỳ có báo trước nhằm phát hiện có người nào bỏ đi tìm thầy khác
hoặc ngớ ngẩn tự dùng thuốc khi thấy rằng không chờ kịp đến lần hẹn hoặc không hài lòng với đơn
thuốc của thầy.

Các tài liệu của triều đình Trung Quốc gần đây cho thấy nền y học cổ có cả một hệ thống các lý thuyết

và thực hành liên quan đến các quan niệm dựa trên giới tính của cơ thể và các chức năng của nó. Tuy
nhiên, nhìn chung thì các tài liệu cổ điển tập trung vào sự phân bố của khí lực (energy) trong cơ thể
người nam. Các thảo luận về y học dành cho phụ nữ thường là đề cập đến sự mắn con, những bệnh
chuyên biệt của phụ nữ, và các phương thuốc thích hợp cho từng độ tuổi của phụ nữ. Các thầy thuốc rõ
ràng là sử dụng những phương pháp chẩn đoán như nhau cho nam và nữ, nhưng dưới triều Minh, thầy
thuốc nam giới thường không được phép khám bệnh nhân nữ trực tiếp. Không có mấy tài liệu về thầy
thuốc nữ ngoài bà mụ, nhưng một văn sĩ thời Minh cho biết là phụ nữ thường tìm các bà lang khi họ
hoặc con nít có bệnh.

CHÂM VÀ CỨU

Tri thức về thuốc, thảo dược và thực hành ma thuật về cơ bản là những nét chung của các hệ thống y học
cổ truyền thời xa xưa. Tuy nhiên, nền y học Trung Quốc có tính độc đáo khi hình thành các kỹ thuật là
châm thuật và cứu thuật và họ có cả một hệ thống lý luận tinh vi để biện giải cho những kỹ thuật rất cổ
xưa đó. Cả hai khoa châm và cứu đều được sử dụng nhằm phục hồi sự khai thông âm dương vốn rất quan
trọng để cho cơ thể khỏe mạnh.

Ít nhất trong 2.500 năm qua, châm thuật, kỹ thuật dùng kim đâm vào các điểm nhất định trên bề mặt của
cơ thể, đã là một bộ phận của nền y học Trung Quốc. Cứu thuật, là một kỹ thuật đem đốt cháy một loại
bùi nhùi làm từ bột lá cây ngải cứu (Artemisia vulgaris) rồi áp lên một số điểm nhất định trên da. Kỹ
thuật này có lẽ còn cổ xưa hơn châm thuật. Châm thuật đã khá nổi tiếng và được phương Tây chấp thuận
phần nào, nhưng cứu thuật thì hầu như bị quên lãng. Mặc dù cứu có thể gây bỏng và để lại sẹo, nhưng
các thầy thuốc chuyên khoa cho rằng cái đau này không hẳn là khó chịu. Tuy nhiên, những người nghi
ngờ khó mà tưởng tượng rằng có một loại bỏng nhưng kèm theo “thống khoái”.

Nữ thần Tử Bạch được coi là người đã trao bí mật về cứu thuật cho Hoàng đế, sau đó vị này chế ra 9 loại
kim châm đi từ đá lửa và xương. Theo một số tài liệu không rõ nguồn gốc và manh mún nhắc đến việc sử
dụng các hòn đá nhọn để rạch túi mủ và chữa bệnh ở Trung Quốc thời xa xưa đầy huyền thoại, thì các
công cụ bằng đá nhọn như mũi kim đã được tìm thấy tại chân một ngọn núi có ngọc ở trên đỉnh. Rủi
thay, vẫn còn chưa rõ biết bao nhiêu bước đi từ việc rạch túi mủ bằng đá nhọn đến hệ thống tinh vi được
mô tả trong Nội Kinh Hoàng đế.

Theo Nội Kinh, thì tổng các điểm châm là 365. Tuy nhiên, Hoàng đế dường như chỉ nhắc đến 160 điểm.
Con số 365 có thể chỉ nói lên một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh tượng trưng cho số độ trên Thiên cung
(celestial circle), số ngày trong năm, và con số các bộ phận trong cơ thể con người. Những điểm này
được bố trí theo một hệ thống phức tạp các kinh lạc chằng chịt trong cơ thể. Dưới dạng thuần thành, hệ
thống châm thuật gồm có 12 kinh lạc chính, mỗi kinh mang tên của một tạng đặc hoặc rỗng mà kinh này
gắn kết chính yếu. Hệ thống này cũng dung nạp nhiều tạng phụ thuộc. Đối với người quan sát ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.