Khi cần thiết, thầy thuốc có thể khâu vết thương, khoan xương sọ, làm xẹp phổi nhân tạo, và nhét gạc và
ống típ vào lồng ngực để tháo mủ, căn cứ theo bệnh sử các trường hợp được ghi lại và trình bày trong tập
“bàn về bệnh và vết thương”. Tuy nhiên, khi vết thương bị hoại thư, thì người thầy thuốc không muốn
can thiệp, bởi vì khi đoạn chi có thể gây tử vong vì choáng và mất máu. Cũng như thế, thầy thuốc
chuộng các điều trị túi mủ bằng thuốc và đợi cho vỡ mủ tự nhiên hơn là lấy dao rạch tháo mủ.
Hippocrates muốn học trò chọn cách điều trị nào ít gây hại cho người bệnh nhất. Trong một bài giảng y
học Hippocrates ‘Luận về các vết thương ở đầu’, tác giả mô tả cấu trúc của xương sọ và mối liên hệ giữa
mức độ trầm trọng của các tổn thương ở đầu và khả năng sống sót. Người thầy thuốc được khuyến khích
phải xem xét kỹ càng vết thương và đánh giá phản ứng đầu tiên của bệnh nhân đối với tổn thương. Thầy
thuốc được khuyên phải tìm những dấu hiệu dự báo tử vong chẳng hạn như sốt, mưng mủ, xương bị đổi
màu, bệnh nhân cuồng sảng và lên cơn co giật. Nếu bệnh nhân có khả năng sống sót, thì các phương án
điều trị có thể là đắp thuốc, băng bó, thậm chí khoan sọ nữa.
Dù mức độ thành công của môn đệ Hippocrates có đạt như thế nào đi nữa khi chăm sóc cho từng người
bệnh riêng lẽ, thì trận dịch hạch giáng xuống Athens năm 430 trước CN trong trận chiến Peloponnese
cho thấy rằng tài nghệ của họ không cáng đáng được một bệnh dịch khi xảy ra. Có một lời cảnh báo nổi
tiếng của Hippocrates khi một bệnh dịch xảy ra thì hành động tốt nhất là ‘‘cito, longe, tarde,’’ thường
được dịch: “chạy cho nhanh, chạy cho xa, và quay lại muộn”. Bức tranh sống động nhất của trận dịch
hạch không phải do thầy thuốc ghi lại, mà do sử gia Thucydides người Hy Lạp. Do sống sót sau khi trải
qua bệnh này và lại được chứng kiến nhiều trường hợp thương tâm, cho nên Thucydides có đầy đủ tư
cách để viết về bệnh dịch hạch.
Sau một năm hầu như không có bệnh, bệnh dịch hạch lại tấn công thành Athens đột ngột đến nỗi lúc đầu
người dân ở đây cho rằng tất cả các giếng nước đều bị bỏ thuốc độc. Nhiều người đang khỏe mạnh bổng
nhiên bị nhức đầu, hắt hơi, khản tiếng, đau vùng ngực, ho, ói và lên cơn co giật dữ dội. Mặc dù sờ vào da
không thấy quá nóng, nhưng da lại trở nên đỏ bầm, đầy những bóng nước nhỏ và loét ra. Tử vong thường
xảy ra từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 9, với những ai còn gượng được, thì bệnh lại đi vào ruột, gây loét ruột
và ỉa chảy. Một số người bị rụng ngón tay, chân hoặc mù mắt. Những người khác lại bị lú lẫn rất nặng
đến mức không còn nhớ đến tên mình hoặc nhận mặt được người thân thuộc nhất. Giáo sĩ và thầy thuốc
đều bó tay trước bệnh dịch hạch và chính họ cũng bị bệnh quật ngã nữa.
Đặc điểm đáng sợ nhất của bệnh này, theo Thucydides, là người bị bệnh bị trầm uất còn dân chúng nói
chung thì buông tay không màng gì đến đạo lý và phong tục. Người ta quên đi lòng kính sợ thần thánh và
luật pháp; vì không chắc là sẽ sống đến lúc thấy hành vi sai trái bị trừng phạt. Còn những người sống sót
qua được vụ dịch thì lại muốn đem thân chăm sóc người ốm bởi lẽ ai đã bệnh rồi thì không mắc bệnh lần
thứ hai. Mặc dù sự mô tả về bệnh dịch của Thucydides rất sinh động, nhưng không ai biết được đó là
bệnh gì. Có nhiều chẩn đoán được đưa ra trong đó có sốt chấy rận, bệnh tinh hồng nhiệt, bệnh dịch hạch,
bệnh trái trời, sởi và bệnh than. Dù bệnh dịch đó là thứ gì, thì đây cũng là một ví dụ hùng hồn về một chủ
đề xuyên suốt hễ cứ mỗi lần có chiến tranh và bệnh dịch thì giềng mối xã hội trở nên rệu rã.
Người thầy thuốc cũng bị thách đố bởi những thứ bệnh lưu hành như sốt rét vốn cứ đeo đuổi tấn công
vùng Địa Trung Hải. Tác nhân gây bệnh và cơ chế lây truyền sốt rét chỉ được phát hiện vào cuối thế kỷ
19, nhưng mối liên hệ giữa đầm lầy và bệnh sốt rét đã được nghĩ tới từ thời Hippocrates. Khi mới được
du nhập vào một vùng nào đó, sốt rét là một bệnh dịch gây nhiều tử vong, nhưng dần dà bệnh này trở
thành bệnh lưu hành dai dẳng. Thay vì làm cho nạn nhân chết hoặc tạo ra miễn dịch cho nạn nhân, thì sốt