LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 85

rét lại làm cho người bệnh yếu đi, dễ bị những cơn sốt về sau và dễ mắc những bệnh khác. Người dân
nhận thấy có sự liên quan giữa các mùa và mọi thể bệnh khi lên cơn sốt. Do sức sản xuất nông nghiệp bị
giảm từ năm này sang năm nọ khi nhiều người trong cộng đồng mắc phải sốt rét, nên đưa đến tình trạng
suy dinh dưỡng, đói kém và khả năng dễ mắc bệnh tăng lên. Bệnh sốt rét được coi như là tên sát nhân
lớn nhất trong toàn bộ lịch sử nhân loại và là một yếu tố chính làm suy tàn nền khoa học, nghệ thuật và
văn học của người Hy Lạp.

VIỆC THỜ PHỤNG ASCLEPIUS, VỊ THẦN Y HỌC

Mặc dù Hippocrates là khuôn mặt nổi trội trong các tài liệu hiện đại của nền y học Hy Lạp, vào thời cổ
đại vị thần y này chia sẻ phạm vi hoạt động với một thầy lang bắt đầu nghề nghiệp như là “người thầy
thuốc không mắc sai lầm” trong trường ca Iliad. Chính trong thời đại của Hippocrates, chứ không phải
thời Homer, Asclepius được nâng lên vị trí thần thánh. Đây là thời đại có sự căng thẳng cực độ giữa sự tự
do trí thức và sự bất dung. Không kính trọng thần và “vô thần” là những tội có thể bị trừng trị tử hình
hay đày đi biệt xứ. Thậm chí người nào quá quan tâm đến bản chất của vũ trụ cũng có thể bị coi đó là
dấu hiệu điên khùng chẳng hạn như trường hợp Democritus xứ Abdera, người đưa ra lý thuyết nguyên
tử. Khi Democritus bắt đầu thực hiện một loại các công trình giải phẫu đã hiểu rõ về cấu trúc và chức
năng ở động vật, thì hàng xóm của ông xem những giải phẫu học này là các dấu hiệu của sự điên loạn,
vượt ra ngoài giới hạn được chấp nhận của tính lập dị của các học giả. Theo truyền thống, Hippocrates
được mời đến để chữa bệnh cho nhà triết học, nhưng sau khi nói chuyện một hồi với Democritus, người
thầy thuốc cho dân chúng Abdera biết là chính họ mới còn điên hơn Democritus, vốn là người khôn
ngoan và đầy lý trí.

Như đã chứng minh trong lịch sử của các nền văn minh khác, cái mà ngày nay chúng ta gọi là nền y học
mang tính khoa học hiện đại đã không hoàn toàn thay thế các phương thức truyền thống, dân gian, hoặc
tôn giáo trong việc chữa bệnh. Vì thế, cũng không có gì ngạc nhiên khi nền y học Hippocrates đã không
chiếm chỗ hoàn toàn nền y học tôn giáo trong thế giới cổ đại. Đối với những dạng bệnh lý mạn tính, có
giai đoạn và không dự đoán được, như viêm khớp, thống phong, nhức nửa đầu, nhức đầu, động kinh, bất
lực, vô sinh và sốt rét, khi người bệnh cảm thấy thầy thuốc không giúp được gì thì các thầy phù thủy và
tu sĩ luôn mang lại hy vọng và thậm chí ảo tưởng là chữa lành trong thời khoảng giữa hai cơn bệnh. Một
số sử gia tin rằng vốn dĩ có sự phát triển mạnh của nền y học ma thuật và mê tín vào thời đại Hippocrates
có thể một phần là do gánh nặng ngày càng tăng của bệnh sốt rét. Còn nữa, mặc dù có sự khác biệt giữa
y học Hippocrates và y học tôn giáo, nhưng Asclepius và Hippocrates cùng có một số nhận định cơ bản
về phương thức tối ưu để chữa trị. Asclepius dạy rằng “trước hết là bằng lời nói, sau đó là cây cỏ và cuối
cùng mới nhờ tới dao mổ”.

Trong nhiều thế kỷ, việc tôn thờ Asclepius lan rộng ra khắp thế giới Hy Lạp, tìm được chỗ đứng tại
Rome, và chỉ nhường chỗ dần cho nền văn minh Cơ Đốc giáo nắm toàn quyền giải thích ý nghĩa của
bệnh tật và sự chữa lành. Các tài liệu mang tính huyền thoại về cuộc đời và thời đại của Asclepius đều
thống nhất Asclepius là con của Apollo, nhưng lại bất đồng về địa điểm và cách mà ông này ra đời. Mẹ
ông ta vừa là một nữ thần sông núi hoặc là một người đàn bà có tên là Coronis và bị Artemis (chị của
Apollo) giết chết. Khi làm lễ hỏa thiêu cho Coronis tội nghiệp, Apollo quyết định mang con trai đến gởi
cho Chiron, quái vật đầu người mình ngựa, ông này vốn đã dạy dỗ cho rất nhiều vị anh hùng. Theo
Homer, thì Chiron đã dạy cho Achilles và Asclepius về bí mật của các thứ thuốc làm giảm đau và cầm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.