cửa miệng của hiệu cầm đồ. Ta và ngươi viết giấy này. Nay ngươi có việc
gấp đem đồ của mình tới mượn tiền của ta, mỗi tháng phải trả ba phần cho
cửa hàng. Đến mỗi tháng, nếu quá thời hạn thì cửa hàng được quyền bán
đồ lấy tiền. Nếu đồ vật có bị chuột cắn hay mối đục thì chủ nhân phải chịu.
Nay lấy giấy này làm chứng.
Bốn chữ cuối cùng “giấy này làm chứng” là luật lệ của bất cứ hiệu cầm
đồ nào. Nó được viết theo một loại chữ còn loằng ngoằng hơn cả chữ thảo,
chẳng trách mà Phương Đa Bệnh và Hoa Như Tuyết nhận không ra. Chỉ có
điều, nếu đây là một tờ biên lai câm đồ bình thường thì tại sao lại viết bằng
giấy Ôn Châu? Rốt cuộc thì trên phiếu viết cái gì?
Sau khi biết đó là biên lai cầm đồ, Phương Đa Bệnh liền quan sát kỹ rồi
chỉ vào cái dấu đóng trên đó.
- Cái này có phải chữ “cầm đồ” hay không?
Dấu khắc dễ nhận ra hơn chữ rất nhiều. Hoa Như Tuyết nghe thấy vậy
liền nói:
- Đây là chữ “Hiệu cầm đồ Nguyên Bảo”.
Lý Liên Hoa thở dài:
- Nghe nói lúc còn trẻ, Kim Mãn Đường có mở một hiệu cầm đồ tên là
Nguyên Bảo .
Phương Đa Bệnh thốt lên một tiếng “à” rồi nói:
- Ta biết rồi, biết rồi!
Lý Liên Hoa lại thở dài.
- Ngươi biết cái gì?
Phương Đa Bệnh cười hì hì.
- Đây là tấm biên lai mà Kim Mãn Đường viết khi làm ăn buôn bán lúc
còn trẻ. Lúc này, lão đốt nó ở trong bếp, chứng tỏ lão đã thu lại được bạc và
trả đồ vật cho người ta nên biên lai cầm đồ này không còn tác dụng. Hoặc là