– Lão phu cần đến nên mới ghi chép, người ngoài không có quyền hỏi.
Đại hán sừng sộ:
– Lão có nói hay không? Nếu không nói là ta đánh cho mà coi.
Hắn vung quyền lớn bằng cái bát lên đưa vào trước mũi đối phương.
Thầy đồ sợ quá vội đáp:
– Đây là... người ta bảo lão phu đến ghi chép.
Đại hán hỏi:
– Ai sai lão ghi chép?
Người kia đáp:
– Một vi..... một vị lão tiên sinh, chẳng dấu gì... Ông bạn, chính là Vạn...
Vạn Chấn Sơn lão tiên sinh, một nhân vật lừng lẫy tiếng tăm trong bản
thành, ông bạn...
đắc tội với lão nhân gia là không được đâu.
Thầy đồ vừa thốt ba chữ “Vạn Chấn Sơn” ra khỏi cửa miệng mọi người
liền reo ầm lên.
Địch Vân cũng vui mừng khôn xiết, nhưng trong cái vui mừng có pha lẫn
mối thương tâm và mối cừu hận đến cực điểm.
Lão thầy đồ sợ cuống cuồng liền lật đật bỏ đi, lão nhằm hướng đông mà
chạy, hơn một trăm người theo sau nhưng cách một quãng xa. Họ không
thấy Vạn Chấn Sơn đến nên đi tìm kiếm lão, chỉ có lão là hiểu được vụ bí
mật này, một khi phanh phui ra vụ bí mật, số đông người ỷ thế mạnh sẽ bắt
buộc Vạn Chấn Sơn đi kiếm bảo tàng.
Nhiều người ca tụng đại hán nói:
– May lão ca là người thông minh đoán được sự việc, bọn tại hạ chẳng ai
nghĩ tới Vạn Chấn Sơn không chịu ra mặt, chỉ phái người đến ghi chép sổ
mục.
Nếu không có lão ca thì mọi người còn đứng ở cửa thành chờ ba ngày ba
đêm, khi đó Vạn Chấn Sơn đã thừa cơ lấy hết bảo tàng rồi còn gì?
Đại hán nhơn nhơn đắc ý đáp:
– Tại hạ thấy thầy đồ này mắt la mày lét hành động có điều khác lạ liền
đoán ra lão làm chuyện gì bất hảo.
Gã nói như là chỉ có gã là làm việc quang minh lỗi lạc.