vật.
Nguyên văn: Kiến xuất dĩ tri nhập. B.G. dịch là: mà biết được cái gì sẽ
xảy ra.
Ngu (Thuấn), Hạ (Vũ), Thương (Thành Thanh), Chu (Vũ Vương) là
bốn triều đại thời thượng cổ.
Theo truyền thuyết, Thần Nông là một ông vua thời thượng cổ, dạy
dân Trung Hoa cách cày ruộng – Hữu Viêm: Đường Kính Cảo chú giải là
Đại Đình Thị, một ông vua thời thượng cổ, tức Viêm Đế, hiệu là Thần
Nông, trước Hoàng Đế.
Pháp sĩ ở đây không trỏ các pháp gia mà có lẽ trỏ hạng sĩ làm khuôn
phép cho đời.
Nguyên văn: Hiền giả nhiệm nhân. B.G. dịch là: người hiền được
người ta tin.
Nguyên văn: trí tận bất suy. B.G. dịch là: truyền bá sự sáng suốt của
mình mà không lầm lẫn.
Bản chữ Hán chép là: Tống nhân hữu vi kỳ quân
宋 人 有 為 其 君 .
(Goldfish)
Trong Cổ học tinh hoa, bài 58: Lá dó, chỉ dịch đến đây. (Goldfish).
Một người không nhận chức ở triều đình, được vua đãi như khách.
Tử Dương trong Sử kí của Tư Mã Thiên gọi là Tứ Tử Dương, tướng
quốc nước Trịnh.
B.G. dịch khác: Vì nghe lời người khác mà cho ta lúa, là xúc phạm tới
ta, lại thêm các lỗi tin lời người khác nữa.
Không rõ trong Cổ học tinh hoa quyển II, trang 81 (Vĩnh Thịnh –
1951) Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, theo bản nào mà thêm: “Vả
chăng chịu bổng lộc của người, hoặc khi người mắc nạn, không liều chết
giúp người ta là bất nghĩa. Mà liều chết giúp kẻ vô đạo thì còn gọi là nghĩa
thế nào được”.
[Trong bài đó, bài 172: Thấy lợi nghĩ đến hại, thì sau câu được ghi thêm
vào lời của Liệt tử đó, mới tới câu cuối: “Tử Dương sau quả bị nạn chết”.
Trong cuốn Cái cười của Thánh nhân,bài Không chết vì kẻ không biết
mình, cụNguyễn Duy Cần cũng chép tương tự như vậy. Theo bác Vvn thì: