Nhân có ý chê Liệt tử rút lui như vậy cũng là một cách làm cho người ta để
ý tới mình.
Dép của môn đệ hoặc hạng khách khứa trọng Liệt tử.
Các bài I.1, II.5 cho biết Bá Hôn Mâu Nhân là bạn học của Liệt tử, có
lần dạy Liệt tử thuật bắn cung. Có lẽ Liệt tử trọng Bá Hôn Mâu Nhân như
thầy.
Nghĩa bóng: trỏ lời khuyên răn, phương thuốc tinh thần.
Mấy câu này mỗi bản dịch hoặc chú thích mỗi khác. Chúng tôi theo bản
dịch của Liou-Kia-hway trong L’œuvre complète de Tchouang tseu
(Gallimard– 1969) vì bài này có chép trong thiên Liệt Ngự Khấu của Trang
tử.
[Trong bộ Trang tử và Nam Hoa kinh, cụ NHL đã dịch lại trọn bài này “để
sửa vài chữ” (xem phần Phụ lục). (Goldfish)].
Tên tự là Uyên, được Khổng tử mến nhất trong số môn đệ và khen là có
đức nhân. Mất hồi 31 tuổi, Khổng tử rất thương tiếc.
Nghĩa là không cố ý cầu lạc thiên tri mệnh, mà hồn nhiên lạc thiên tri
mệnh.
Có ý tôn trọng Khổng tử như bề tôi trọng vua, vì vua thời đó ngồi quay
mặt về phương Nam.
Chữ thị này nghĩa là họ. Chỉ gọi họ chứ không gọi tên, cũng như gọi
ông Nguyễn, ông Trần.
Trong sách Trang tử goi Canh Tang tử.
Những nơi cực xa, hoang vu ở tám phương.
Nguyên văn: thất khổng, tứ chi, tức bảy lỗ (mắt mũi, tai, miệng…) hai
tay, hai chân.
Nguyên văn là tâm phúc, lục tạng: tâm, bụng, sáu bộ phận trong mình.
Theo y học Trung Hoa chỉ có ngũ tạng thôi, tức tâm, can, tì, phế, thận. Có
lẽ thận kể là hai (thận thuỷ, thận hoả) nên mới thành lục tạng.
[Tác giả (không rõ là ai) bài Nguyêntắc dưỡng sinh Sa Long Cương viết:
“Theo đông y thì những bộ phận chính trong cơ thể con người (lục phủ, lục
tạng: trước đây họ chỉ quan niệm có lục phủ, ngũ tạng, nhưng sau này họ