LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 20

chúng ta cũng chỉ có thể bảo rằng ông tin dị đoan

[2]

, chứ chưa thể quyết

rằng Liệt tử không thể là một nhân vật có thực.

Vả lại, ngay trong đoạn nói về Liệt tử đó, ở trên mấy hàng, Trang tử cũng
nói tới Tống Vinh tử, mà Tống Vinh tử tức Tống Kiên, được chép trong bộ
Mạnh tử, Tuân tử, Hàn Phi tử, là một nhân vật có thật, vậy thì Liệt tử cũng
có thật, không phải do Trang tử tưởng tượng

[3]

.


Huống hồ chẳng phải chỉ có riêng Nam Hoa kinh, mà còn nhiều sách khác
nữa như Lữ thị Xuân Thu (đời Tần), Hoài Nam tử (đời Hán), đều nhắc tới
Liệt tử, cho ông là một triết gia “quí hư” (trọng hư tâm, hư tĩnh).

3. Sau cùng như Benedykt Grynpas nói, người ta còn ngờ nếu Liệt tử có
thực thì tại sao trong Xung hư chân kinh gồm 144 bài mà chỉ có hai chục
bài nói tới Liệt tử

[4]

, mà đa số những bài này không coi Liệt tử là nhân vật

chính. Thắc mắc đó thuộc về nội dung và nguồn gốc tác phẩm Liệt tử hơn
là về bản thân Liệt tử, cho nên chúng tôi sẽ xét trong tiết II.

Vậy chúng ta chưa có một chứng cứ gì để tin rằng Liệt tử là một nhân vật
hoang đường. Thực ra các học giả Hồ, Phùng kể trên không chép về Liệt tử
vì những lí do khác, chứ không vì không tin rằng Liệt tử là nhân vật có
thực.

*
* *

Nhưng về đời sống đời sống Liệt tử chúng ta biết rất ít, chỉ có thể căn cứ
vào hai bộ: Nam Hoa kinhXung hư chân kinh, mà những bài trong Nam
Hoa kinh
nói về Liệt tử cũng gần giống hệt Xung hư chân kinh, rốt cuộc tuy
hai nguồn gốc mà cũng như một. Chúng tôi lựa Xung hư chân kinh vì tài
liệu dồi dào hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.