LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 27

không thể coi là nguyên bản.

Lại loạn lạc, tán thất một lần nữa, và lại trên ba trăm năm sau, đời Hoài Đế
nhà Tấn (307-312), một học giả, Trương Trầm, mất công sưu tầm lại, cũng
được tám thiên, rồi hiệu đính, chú giải. Bản hiện nay lưu hành chính là bản
của Trương Trầm, ngoài bốn thiên nhan đề kể trên, còn bốn thiên: Thiên
thuỵ, Hoàng Đế, Trọng Ni
Thuyết phù.

Từ đó, trải qua cùng đời Đường, Tống, Thanh, thời nào cũng có những bản
hiệu đính, bình chú thêm.

Xét nội dung bản hiện lưu hành – tức bản Trương Trầm – thì quả thực khó
mà tin được là của Liệt tử viết, mà cũng không phải là của một người viết.

Cảm tưởng đầu tiên của chúng ta là tác phẩm không có tính cách nhất trí,
không có một bộ “kinh” nào mà nội dung tạp như vậy.

Trong số 144 bài, chỉ có khoảng hai chục bài viết về Liệt tử, mà 9 bài là do
đệ tử viết vì gọi Liệt tử là “Tử Liệt tử” (thầy Liệt tử), còn trên mười bài kia
– có bài mâu thuẫn nhau như chúng tôi đã dẫn ở trên – không biết được là
của ai viết.

Số bài nói về Khổng tử (19) cũng ngang ngang số bài nói về Liệt tử, còn số
bài nói về Dương Chu thì vượt hẳn (23); về Lão tử chỉ có 5 bài. Ngoài ra
còn có những bài dẫn lời Quan Doãn, Dục tử, cả Quản Trọng và Án Anh
nữa.

Lại thêm:

- cùng một nhân vật mà chép hai tên hơi khác nhau: như Bá Hôn Mâu
Nhân, các bài I.1, II.14… chép là Mâu Nhân, bài II.5 chép là Nhân;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.