LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 25

Nguyễn Hiến Lê

Liêt Tử và Dương Tử

Chương II

NGUỒN GỐC TÁC PHẨM XUNG HƯ CHÂN KINH

Trong số các tác phẩm triết học đời Xuân Thu và Chiến Quốc, có lẽ chỉ có
ba bộ Luận ngữ, Đạo Đức kinhMạnh tử là tin được gần hết (nên kể
thêm bộ Đại họcTrung Dung chăng?), còn thì chỉ đáng tin một phần nào
thôi. Già nửa những bộ Trang tử, Mặc tử là do phần người sau viết, ngay
đến Tuân tửHàn Phi tử xuất hiện ở cuối thời Chiến Quốc mà cũng có
nhiều thiên người đời sau thêm vô, còn bộ Quản tử, Quan Doãn tử, Án
tửxuân thu
… thì hoàn toàn là nguỵ tác.

Nạn nguỵ tác đó, Hồ Thích đã đưa ra hai nguyên nhân:

- Người đời sau có một tư tưởng nào đó, muốn đem ra dạy đời, cải tạo xã
hội, nhưng sợ mình không đủ uy tin, nói không ai nghe, nên gán cho cổ
nhân. Trường hợp điển hình là sách của ông Hoàng Đế. Không biết ông có
sống thật hay không, cứ theo truyền thuyết thì ông họ Cơ, tên Hiên Viên, là
ông vua đầu tiên của Trung Quốc, giữ ngôi đúng trăm năm từ -2698 tới
-2597. Người ta gán cho ông bộ Nội kinh, bộ sách thuốc cổ nhất Trung
Hoa, và cả bộ Hoàng Đế thư nữa, và coi ông là thuỷ tổ của đạo Lão (trong
cuốn Liệt tử này độc giả sẽ đọc được vài đoạn chép lời ông), do đó mà đạo
Lão thành ra đạo Hoàng Lão (danh từ này xuất hiện từ thời Chiến Quốc, thế
kỉ thứ 4 trước công nguyên).

Rồi thêm Nghiêu và Thuấn nữa, sống sau Hoàng Đế ba, bốn trăm năm,
cũng được mọi triết gia thời Xuân Thu và Chiến Quốc (nghĩa là hai ngàn
năm sau), bất kì trường phái nào: Nho, Mặc, Lão, cả Pháp gia nữa, gán cho
những hành vi, tư tưởng hợp với chủ trương của mỗi nhà, mà chủ trương
của họ có khi trái ngược hẳn nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.