Hết đời Chiến Quốc, các tư tưởng gia cỡ nhỏ hơn, không “khai thác” các
ông thánh Hoàng Đế và Nghiêu, Thuấn mà khai thác những ông hiền gần
hơn tức Lão, Trang, Mặc, Dương, Liệt, Quản, Án v.v…
- Một nguyên nhân nữa, sau nạn “đốt sách chôn nho” đời Tần Thuỷ Hoàng,
một số vua đời Hán sưu tầm sách cổ, và người ta nguỵ tác rồi gán cho các
triết gia Tiên Tần để dâng triều đình mà lãnh thưởng.
- Chúng tôi nghĩ tất còn một nguyên nhân thứ ba nữa: vô tình nhầm lẫn:
của tác giả này mà cho là của tác giả khác. Trường hợp này thời nào cũng
xảy ra, chẳng hạn như ở người ta, có những bài thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm gán cho Nguyễn Trải và ngược lại.
Bộ Liệt tử, còn hơn bản thân của Liệt tử nữa, bị rất nhiều học giả nghi ngờ.
Một số người cực đoan như Cao Tự Tôn (đã dẫn ở trên) và Diêu Tế Hằng
đời Thanh cho là hoàn toàn do người đời Nguỵ (220-264), Tấn (265-290)
nguỵ tác; một số khác, đông hơn, nhận rằng bộ đó tuy không phải của Liệt
tử viết, nhưng có một phần đáng tin là chép tư tư tưởng của Liệt tử, và
người chép phải là người thời Chiến Quốc; trải qua đời Hán, tới đời Nguỵ,
Tấn người sau phụ thêm vào mà thành bản chúng ta có ngày nay.
Người đầu tiên sưu tập và phê bình qua loa bộ đó là Lưu Hướng, một học
giả đời Hán (sanh năm -79, mất năm -8), thờ các vua Tuyên Đế, Nguyên
Đế, Thành Đế, làm tới chức Quan lộc đại phu, tác giả những bộ Hồng phạm
ngũ hành truyện, Liệt nữ truyện, Liệt tiên truyện, Thuyết Uyển… Trong bài
Tựa, ông bảo thời Hiếu Cảnh Đế (-156 -140), vì nhà vua mộ đạo Lão,
Trang, nên bộ Liệt tử khá được lưu hành, rồi sau tán thất, ông bỏ công ra
sưu tầm được tám thiên, trong số đó có những thiên Mục vương, Thang
vấn, Lực mệnh và Dương tử, còn bốn thiên kia chúng ta không biết nhan
đề.
Bản đó cách thời Liệt tử non ba trăm năm, có thể coi là bản cổ nhất, chứ