- cùng một truyện, truyện Khổng Tử ngắm thác nước ở Lữ Lương, được
chép làm hai lần, lần đầu: bài II.9, lần sau: bài VIII.10, chỉ khác nhau về lời
của người lội nước giảng về thuật lội nước, trong bài trên thuật đó là tập
cho thành cái bản tính lội nước, cứ tự nhiên theo cái “đạo” của nước, trong
bài dưới, thuật đó là cứ thành tâm tin ở mình, ở nước.
Ấy là chưa kể những bài chủ trương mâu thuẫn nhau: Chỗ thì đề cao đạo vô
tri, vô vi, chỗ thì lại khuyên phải trọng nhân nghĩa, nên là việc thiện; bài thì
bảo danh là luỵ, bài thì bảo danh có hại mà cũng có lợi; cùng một nhân vật,
Dương Chu, mà ở đây tả là người nhũn nhặn, ở chỗ khác lại chê là quá tự
đắc, vân vân.
Nhưng lí do chính làm cho các học giả nghi có sự nguỵ tác của đời sau
(Hán, Nguỵ, Tấn), là trong Liệt tử có nhiều bài trùng với các tác phẩm
khác.
Theo Cao Tự Tôn (do Đường Kính Cảo dẫn trong cuốn Liệt tử - Thương vụ
ấn thư quán) thì thiên Chu Mục vương già nửa lấy trong Mục thiên tử
truyện
, còn thì lấy trong Linh khu
; một đoạn nói về hình, khí, chất
trong bài I.1, rút trong cuốn Dịch vĩ càn tạc độ; bài V.7 có chép trong Mặc
tử.
Bài VI. 3 chép truyện Quản Trọng và Bão Thúc Nha gần giống hệt bài
Quản Án trong Sử kí của Tư Mã Thiên.
Bài IV. 4 (Khổng Tử xét các môn sinh) rõ ràng là chép trong Khổng tử gia
ngữ.
Bài V.1 (truyền thuyết về trời đất), V.2 (Những cái lạ trong vũ trụ) chép
trong Sơn hải kinh
Ngay những bài nói về Liệt tử, chúng ta cũng thấy chép trong Nam Hoa