“(học thuyết của Liệt tử) địa khái giống với Lão, Trang, nhất là giống với
Trang tử”.
Điều đó hiển nhiên, ai cũng thấy, nhưng vì cuốn Liệt tử đã bị người sau
tăng bổ, mỗi đời một chút, nên không sao biết được Liệt tử có chịu ảnh
hưởng của Lão tử không, nếu có thì tới mức nào; cũng không biết được ông
đã ảnh hưởng tới Trang tử ra sao.
Đại khái về vũ trụ luậnvàcăn bản luận, ông chủ trương như Lão tử rằng
vạn vật tự “vô” mà sinh ra. Trong bài I.1, ông dẫn câu này trong Hoàng Đế
thư:
“Thần hang bất tử, gọi là Huyền tẫn. Cửa của Huyền tẫn là gốc của trời
đất… tạo thành mọi vật mà không mệt”
. Câu đó cũng chép trong
chương VI bộ Đạo Đức kinh.
Hang thì trống rỗng, nên thần hang tượng trưng cái Hư không, cái Vô, nó
tạo thành mọi vật. Như vậy là cái “hữu” là từ cái “vô” mà sinh ra.
Rồi ông nói tiếp:
“Vì vậy mà vật nào sinh ra các vật khác thì không được sinh ra, vật nào
biến hoá các vật khác thì không biến hoá”. (Cố sinh vật giả bất sinh, hoá
vật giả bất hoá).
Trong bài I.2, ông lại nói:
“Cái hữu hình từ cái vô hình mà ra”. (Hữu hình giả sinh ư vô hình).
Từ cái “vô” sinh ra Thái dịch trước hết, nghĩa là mới chỉ có sự “biến đổi
lớn” thôi, chứ chưa thành “khí”, rồi sau mới biến thành “khí”, “khí” biến
thành “hình”, sau cùng “hình” biến thành “chất”