LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 33

diễn thành một ngụ ngôn thú vị trong bài VII.28 .

Trong một bữa tiệc, họ Điền nước Tề, nhìn các món cá và chim nhạn người
ta dâng lên, bảo:

- Trời hậu đãi loài người quá, sinh ra ngũ cốc, cá chim cho chúng ta ăn.

Một em bé họ Bão mới mười hai tuổi, đứng dậy phản đối:

- Không đúng như lời ngài nói. Vạn vật trong trời đất với chúng ta đều là
sinh vật cả, không loài nào quí, không loài nào hèn. Chỉ dùng trí khôn và
sức mạnh mà khuất phục lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau thôi, chứ không có loài
nào sinh ra để cho loài khác ăn thịt. Loài người thấy cái gì ăn được thì ăn,
trời đâu có vì người mà sinh ra các loài đó. Muỗi mòng kia đốt da ta, hổ
lang kia ăn thịt ta, có thể nói rằng trời vì chúng mà sinh ra chúng ta không?

*

Về tri thức luận , Liệt tử theo chủ trương hoài nghi.

Trong bài I.4, ông tự hỏi: Trời đất có tận cùng không? Rồi ông tự đáp: (Có
vẻ như) Trời đất tận cùng với ta. Nhưng như vậy trời đất có thật là tận cùng
không thì ta không biết được.

Bài I.11 , kể chuyện một người nước Kỉ lo trời sập, một người khác bác ý
đó, bảo trời đất không sao sập được, một người thứ ba lại bác ý kiến người
thứ nhì, bảo trời đất không thể không huỷ hoại được. Sau khi nghe ý kiến
ba người đó, Liệt tử cười và bảo:

“Kẻ nói trời đất sẻ huỷ hoại, là nói bậy; kẻ nói trời đất không bao giờ huỷ
hoại cũng nói bậy nữa; trời đất có huỷ hoại hay không, điều đó ta không thể
biết được. Trời đất mà huỷ hoại thì mọi người cùng chết, trời đất mà không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.