LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 34

huỷ hoại thì mọi người cùng sống; thời vị lai không biết được thời dĩ vãng,
thời dĩ vãng không biết được thời vị lai; trời đất huỷ hoại hay không, thì
quan tâm tới cái đó làm gì?”.

Tư tưởng hoài nghi của ông tới mức tiêu cực. Chẳng những ông quan niệm
thị phi tuỳ nơi mà thay đổi:

“người nước Viêm khi cha mẹ mất thì cắt lấy thịt liệng đi, còn xương thì
đem chôn”; “người nước Nghi Cừ

[3]

, cha mẹ chết thì chất củi mà thiêu,

khói bốc lên cao, bảo là cha mẹ lên cõi xa”; phong tục khác nhau như vậy
mà người các nước đó đều cho là báo hiếu cả. (bài V.7 ).

tuỳ thời mà thay đổi:

“cái mà thời trước người ta dùng thì có thể ngày nay bỏ đi; cái ngày nay bỏ
đi thì có thể sau này sẽ dùng, dùng hay bỏ, điều đó không quyết định được
là phải hay trái”. (bài VIII.7 ).

mà ông còn ngờ cả thực với mộng nữa, như Trang tử khi nằm mộng thấy
mình hoá bướm, tự hỏi không biết mình là bướm hay là người. Một trong
những ngụ ngôn lí thú nhất trong tập, được nhiều người thường trích dẫn là
truyện một người kiếm củi bắt được con hươu, đập chết, giấu trong một cái
hào cạn, phủ cành lá lên, rồi quên mất chỗ giấu, tưởng mình nằm mê. (bài
III . 7).

Vấn đề tỉnh và mộng, được xét trong bốn bài nữa: III.4, III.6, III.8, III.9,
theo chỗ chúng tôi biết thì không có tác phẩm nào khác thời Xuân Thu,
Chiến Quốc bàn kĩ hơn Liệt tử. Về tâm lí, hai bài III.4, III.6, hiện nay vẫn
còn ít nhiều giá trị.

Bài III.9, có tư tưởng bi quan nhất, chỉ là một ngụ ngôn: Người thanh niên
nước Tần mắc tật mê loạn, nghe tiếng hát thì bảo là tiếng khóc, nhìn màu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.