LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 35

trắng thì bảo là màu đen, làm điều quấy thì bảo là điều phải… Cái gì cũng
đảo lộn hết. Cha người đó muốn qua Lỗ nhờ Khổng tử trị, giữa đường gặp
Lão tử, Lão tử bảo:

“Làm sau chú biết được rằng con chú mê loạn? Ngày nay khắp thiên hạ đều
mê hoặc về phải trái, hôn ám về lợi. Kẻ bị bệnh đó nhiều quá tới nỗi không
ai thấy nữa… Mà ngay lời tôi nói với chú đây, cũng vị tất là không mê loạn,
huống hồ cái ông quân tử nước Lỗ kia (trỏ Khổng tử), mê loạn hơn ai hết,
thì còn trị bệnh mê cho ai được nữa?”.

Lời đó quyết không phải là lời của Lão tử, mà cũng chưa chắc là lời của
Liệt tử, nhưng tả được cái xã hội thời đó và tâm trạng một số nhà ẩn dật
chán ngán về thời thế. Liệt tử chỉ chủ trương hư tâm, bỏ chấp kiến, “giải
thoát ý nghĩ trong lòng”, “không phân biệt cái phải trái, lợi hại của mình ở
đâu, cũng phân biệt cái phải trái, lợi hại của người ở đâu” để hoà hợp với tự
nhiên thôi.

“Hết phân biệt nội và ngoại, (mình và ngoại vật rồi) thì cảm giác của mắt
cũng như cảm giác của tai, của tai cũng giống như của mũi, của mũi cũng
giống như của miệng, hết thảy đều hoà đồng với nhau”. (bài III.3 ). Điểm
này ta sẽ trở lại trong đoạn dưới.

Nhờ sự hoà hợp đó:

“Cơ thể hoà hợp với tâm, tâm hoà hợp với khí, khí hoà hợp với thần, thần
hoà hợp với cái “vô”, mà hễ có một hình thể rất nhỏ nào xuất hiện, một
thanh âm nhỏ nào thoảng qua, dù ở xa hay gần tôi cũng biết liền. Nhưng tôi
không hiểu là do cảm giác của ngũ quan hay của các bộ phận trong người,
chỉ biết rằng cái biết đó tự nhiên phát ra vậy thôi”. (Lời của Cang Thương
tử trong bài IV.2 ).

Sự biết đó ngày nay chúng ta gọi là trực giác, trái hẳn với sự biết do suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.