LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 37

- những điều gì có thể hiểu được thì dùng trực giác là cách công hiệu nhất;

- muốn hiểu điều gì thì phải tìm hiểu tới nguyên nhân mới thôi;

- và muốn luyện tập tài năng hay làm một việc gì thì phải tập trung tinh
thần.

*

Về nhân sinh quan , Liệt tử có nhiều điểm giống với Lão tử. Trước hết là
quan niệm vô vi. Trước hết là quan niệm “vô vi”. Từ chủ trương vạn vật
đều do cái “vô” mà sinh ra cả, Liệt tử tiến tới qui kết: “vô vi” có cái
“chức”, cái khả năng vô biên, không gì không làm được. Trong bài I.3 , ông
nói:

“Vô vi có thể âm, có thể dương, có thể nhu, có thể cương, có thể sinh, có
thể tử, có thể nóng, có thể lạnh, có thể nổi, có thể chìm, có thể là âm trầm,
có thể là âm bổng, có thể hiện ra, có thể biến mất… Vô vi tuy vô tri, vô
năng mà không gì là không biết, không gì là không làm được”.

Vô vi đó không phải là nhất thiết không làm gì, mà có nghĩa là “không
gắng sức, không dùng trí lực”, “không nhiệt tình cầu đạo”, “không có thị
dục, cứ tự nhiên mà sống”, không ham sống, không ghét chết, không yêu
mình, không lãnh đạm với người, không có ác cảm, không có thiện cảm với
ai, không thích, không tiếc”. (bài II.1 ).

Đạo vô vi đó, phải trai tâm lâu rồi mới cảm được (trẫm tri chi hĩ, trẫm đắc
chi hĩ, nhi bất năng dĩ cáo nhược hĩ

[4]

– Lời của Hoàng Đế trong bài II.1).


Như vậy thì dĩ nhiên là rất ghét sự trí xảo: một người nước Tống lấy ngọc
trạm trổ ba năm trường thành một chiếc lá dó, khéo tới nỗi đặt chung với
các chiếc lá dó thật, không ai phân biệt được. Liệt tử nghe nói bảo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.