LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 39

dùng tới mắt, cũng không dùng tới sức mạnh, cũng không dùng tới tâm
nữa...

Dùng tâm cầu đạo thì thấy nó ở xa, chứ nó vốn không ở xa; vô tâm cầu đạo
thì thấy nó ở gần, chứ nó vốn không ở gần. Cứ yên lặng thì được đạo, giữ
cái thiên tính còn toàn vẹn thì được đạo”.

Không dùng tới tâm, nghĩa là không chấp kiến, không cố ý, mà cứ để cái
tâm hợp với tự nhiên.

Muốn đạt được sự hư tâm đó phải tốn công tu luyện. Liệt tử hồi học ông
Lão Thương (không rõ là ai – bài II.3 ) sau ba năm đầu, lòng không dám
cân nhắc đến phải trái, miệng không dám nói đến lợi hại, lúc đó mới được
thầy liếc mắt nhìn; lại hai năm nữa là năm năm, lòng lại cân nhắc phải trái,
miệng lại nói lợi hại, lúc đó mới được thầy ban cho nụ cười; lại hai năm
nữa là bảy năm, không thấy gì là phải trái, lợi hại nữa, lúc đó mới được
phép cùng ngồi một chiếu với thầy, lại hai năm nữa là chín năm, mới:

“Giải thoát được ý nghĩ trong lòng và lời nói ngoài miệng, đã không phân
biệt cái phải trái lợi hại của ta ở đâu, mà cũng không phân biệt cái phải trái
của người ở đâu, cũng không phân biệt thầy ta là thầy, bạn ta là bạn nữa”
nghĩa là “hết phân biệt nội và ngoại” – mình và vạn vật.

Ý đó được diễn lại trong bài IV.6 (nên chúng tôi không lựa bài này). Chúng
ta nhận thấy tất cả gồm bốn giai đoạn:

- mới đầu còn nói bậy, nghĩ bậy, phải tập ba năm mới bỏ được thói đó;

- hai năm sau, mới bắt đầu biết suy nghĩ, có thể nói đến phải trái, lợi hại mà
không lầm lẫn nặng;

- nhưng rồi hai năm sau lại tiến lên một bực, không thấy gì là phải trái cả,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.