LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 40

cái phải ở đây có thể là cái trái ở nơi khác, cái phải ở thời này có thể là trái
ở thời khác.

- giai đoạn cuối cùng là không phân biệt nội ngoại nữa, không phân biệt
mình với ngoại vật nữa.

So sánh đoạn đó với lời Khổng tử, đoạn 4 chương Vi chính trong Luận ngữ:

“Hồi mười lăm tuổi, ta để tâm vào việc học, ba mươi tuổi thì vững trí rồi,
bốn mươi tuổi thì biết mệnh trời (tức đạo mầu nhiệm trong vũ trụ), sáu
mươi tuổi thì lời nào lọt vào tai là ta hiểu ngay, bảy mươi tuổi thì có thể
theo cái ý muốn phát hiện trong lòng, không sợ sái phép nữa”

[6]

.


thì đại khái giai đoạn thứ nhất của Liệt tử tức giai đoạn từ 15 đến 30 tuổi
của Khổng tử; giai đoạn thứ nhì tức giai đoạn từ 30 đến 40 của Khổng tử;
giai đoạn thứ ba tức giai đoạn “tri thiên mệnh” – năm mươi tuổi của Khổng
tử; còn giai đoạn thứ tư thì có thể ứng với hai giai đoạn cuối của Khổng tử.
Chúng tôi nói có thể vì sự tu dưỡng của Liệt và Khổng khác nhau: Liệt chủ
trương vô vi, coi trọng sự không phân biệt nội ngoại mà hoà đồng với vạn
vật, còn Khổng chủ trương hữu vi, tìm hiểu ngoại vật để cải thiện xã hội
bằng nhân nghĩa.

Dĩ nhiên chúng ta không thể căn cứ vào đoạn trên của Liệt tử bảo rằng Liệt
tử đắc đạo sớm hơn Khổng tử: bài II.3 có lẽ chỉ là ngụ ngôn chỉ sự diễn
biến của phép tu dưỡng thôi.

Không phân biệt với nội ngoại tức là hoà đồng với vạn vật. Chủ trương này
được nhấn mạnh trong Liệt tử. Có bốn bài ngụ ngôn diễn cái ý: hễ hoà đồng
với vạn vật thì vạn vật không hại được, mà giúp ta nữa, có thể vô lửa mà
không bị cháy, vô nước mà không bị chìm, ta có thể để cho không khí nâng
ta , gió đưa ta đi, nghĩa là có thể “thừa phong nhi hành”, có thể bay được,
có thể trường sinh được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.