LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 38


“Trời đất khi sinh vạn vật mà phải mất ba năm mới thành một cái lá thì ít
cây có lá lắm! Cho nên thánh nhân trông vào cái đạo để cải hoá, chứ không
trong vào trí xảo”.

Đạo ông nói đó là đạo vô vi.

Vô vi thì tĩnh. Hư tĩnh thì đạt được cái “chỗ” của mình (Hư giả, tĩnh
giả, đắc kì cư dã – bài I.9). Chữ đó thật khó dịch, có thể hiểu là cái đạo,
hoặc chân lí, hoặc thiên tính.

Hư tĩnh thì không nói:

“…Người nào đã biết rõ chân lí rồi thì không nói. Không nói mà cũng là
nói… Cũng là không có gì không nói…”. (bài IV.5).

Vì còn nói, còn thuyết thì tức là còn “vi”, vẫn có thể lầm được, nếu không
lầm thì cũng bỏ sót, không sao nói hết được. Cho nên khi Liệt tử sắp rời
quê hương mà qua Vệ, môn sinh xin cho biết Hồ Khâu Tử Lâm (thầy của
Liệt tử) có truyền điều gì không, Liệt tử cười mà đáp: “Thầy Hồ có nói gì
đâu” (Hồ tử hà ngôn tai?).

Lời đó như lời “Thiên hà ngôn tai” của Khổng tử. Bốn mùa nối tiếp nhau
qua lại, mà vạn vật sinh sản, trời có nói gì đâu?

[5]


Hư tĩnh còn có nghĩa là bỏ chấp kiến đi, tức như Lão tử nói: “Hư kì tâm”
vậy. Bài IV.15 dẫn lời của Quan Doãn Hỉ:

“Lòng mình mà vô chấp thì hình, vật (ở ngoài) sẽ hiện rõ ra. (Lòng mình)
động thì như nước, tĩnh như gương, ứng với vạn vật như tiếng vang. Cho
nên đạo là hình ảnh của vật, vật trái với đạo chứ đạo không trái với vật.
Người nào đã được hoàn thiện như đạo thì không dùng tới tai, cũng không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.