Lời cả câu đó là: “Thần hang bất tử, gọi là Huyền Tẫn (Mẹ nhiệm màu);
cửa Huyền Tẫn là gốc của trời đất. Dằng dặc mà như bất tuyệt, tạo thành
mọi vật mà không kiệt (hay không mệt)”. (trích trong cuốn Lão tử của
NHL). (Goldfish).
Có thể ý này rút trong Dịch vĩ càn tạc độ, nhưng không ai mà biết chắc
được?
Sách in là: “người nước Cừ”. Tôi sửa lại theo bài tương ứng in trong
phần II, chương V. (Goldfish).
Câu này trong bài II.1 được dịch là: Ta hiểu được rồi, đạt được rồi,
nhưng không thể giảng cho các khanh được. (Goldfish)
Lời của Khổng tử trong Luận ngữ, thiên Dương Hoá: “Thiên hà ngôn
tai? Tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên, thiên hà ngôn tai?”. (Goldfish).
Trong cuốn Luận ngữ, viết sau cuốn LT&DT này, cụ NHL đã dịch lại
(đặc biệt là mấy chữ: lục thập nhi nhĩ thuận
六十 而耳順 , mà tôi cho in
đậm ) như sau: “Ta mười lăm tuổi ta để chí vào việc học (đạo); ba mươi
tuổi biết tự lập (tức khắc kỷ phục lễ, cứ theo điều lễ mà làm); bốn mươi
tuổi không nghi hoặc nữa (tức có trí đức, nên hiểu rõ 3 đức nhân, nghĩa, lễ);
năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được việc nào sức người làm được, việc
nào sức người không làm được); sáu mươi đã biết theo mệnh trời (chữ
nhĩ ở đây không có nghĩa là tai, mà có nghĩa là dĩ = đã ); bảy mươi tuổi
theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý (không
phải suy nghĩ gắng sức mà hành động tự nhiên hợp đạo lý)”. (Goldfish).
Theo Mikael Perrin trong cuốn Les hommes en jaune, trang 224,
(Calman Lévy – 1967) trong kinh Visu démaggha chương VII và kinh
Digha Kikaya, cũng chép rằng đệ tử của đức Phật có thể xuyên qua tường,
núi, đi trên nước, bay lên không vân vân… và Perrin đem điều đó ra hỏi
ông Lục Dhammarama, ở Angkor (Cao Miên) có nên hiểu những đoạn
trong kinh đó theo nghĩa bóng không. Ông Lục Dhammarama đáp:
“Không, phải hiểu theo nghĩa đen. Thế giới mà ta tưởng là có này, thực ra
chỉ có trong trí óc của ta thôi. Muốn xuyên qua đất, chỉ cần tin rằng đó là
nước (chứ không phải đất); ngược lại muốn đi trên nước, chỉ cần tin rằng