LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 45

Vả lại, đã chủ trương hoà đồng với vạn vật thì tất không nghĩ tới việc “trị
ngoại vật” nữa, trị nước nữa:

“Người ta cho là khéo trị ngoại vật, ngoại vật vị tất đã trị, mà thân tâm
người đó đã khổ rồi: còn kẻ khéo trị nội tâm, thì ngoại vật chưa chắc đã
loạn mà tính tình mình được yên vui”.

Bài VII.8 tuy là ngụ ngôn người đời sau thêm vào, nhưng câu chúng tôi
mới dẫn ở trên, trích trong đoạn kết bài đó, vẫn có thể coi là hợp với tư
tưởng của Liệt tử.

Ý trong câu đó còn chưa được khẳng định bằng ý trong bài II. 1 : Hoàng Đế
trị dân mười lăm năm, được dân chúng tôn thờ, ông trị dân thêm mười lăm
năm nữa thì nước lại muốn loạn mà tâm hồn ông mờ ám, mê loạn thêm.
Ông bèn bỏ việc nước, bỏ hết cơ mưu, trai tâm ba tháng trong một ngôi nhà
ở giữa sân, rồi một hôm ông nằm mộng thấy lại chơi nước Hoa Tư Thị,
“nước đó không có vua, tự nhiên mà trị, dân không thị dục, tự nhiên mà
sống”.
Tỉnh dậy, ông bỗng giác ngộ, và ông theo đạo vô vi, giữ ngôi thêm
hai mươi tám năm nữa, thiên hạ thật bình trị, khi ông qui tiên, trăm họ đều
khóc, trên hai trăm năm không dứt.

Đó, tư tưởng về chính trị của Liệt tử ở cả trong bài đó.

Bài VIII.4 (Trị nước cần biết người hiền) dẫn lời của Liệt tử:

“Người hiền biết dùng người, nên tuy già mà không suy, trí giảm mà không
loạn. Cho nên trị nước khó ở chỗ biết được người hiền, mà không tự cho
mình là hiền”.

Bài đó có thể không phải là nguỵ tác, nhưng dù vậy chăng nữa thì cũng chỉ
có thể là một lời khuyên các vua chúa đương thời đã quá đi sâu vào con
đường hữu vi, chứ không thể bảo là diễn đúng chủ trương về chính trị của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.