không thực chân thành... mà không nghĩ tới an nguy cho thân tôi... tôi chỉ
nhất tâm, nhất niệm, cho nên vật không làm trở ngại cho tôi. Bây giờ tôi
mới biết rằng các ông muốn gạt tôi thì tôi nghi ngờ, lo sợ... nhớ lại hôm
trước thoát chết đuối, chết cháy... tôi bừng bừng trong lòng. Từ nay tôi đâu
dám lại gần nước và lửa nữa”.
Vậy con người cực thành tín thì làm gì cũng được, không có gì ngăn cản
được. Đức đó được Liệt tử coi trọng còn hơn Khổng tử.
Về sinh tử và mệnh trời, chúng tôi đếm được hơn hai chục bài, chỉ có hai
bài dẫn lời Liệt tử, còn những bài khác kể truyện hoặc dẫn lời của Khổng
tử, Án tử, Dương tử, Quảng Trọng, Tử Sản...
Đại khái, ở những chủ trương:
- chết là nghỉ
--------.----------
(bài I.7)
- chết là về
---------------------
(bài I.8)
- sống là gởi
-------------------
(bài I.12)
- nên vui chết
------------------
(bài I.6)
- nên tri mệnh an thời
--------
(bài VI.11)
- và sống thì nên hưởng lạc
-
(bài VII.8)
Chúng ta có thể tin rằng trừ bài I.7 (đại ý: chết là rất quan trọng, vì người
quân tử chết thì mới được yên nghỉ, còn kẻ tiểu nhân chết thì không làm
bậy được nữa) còn những bài kia diễn ý kiến chung của các ẩn giả, các triết
gia trong phái Lão, Trang, chứ không riêng gì của Liệt tử.