LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 44

Bài VII.8 kể chuyện Tử Sản có một người anh chỉ thích rượu, trong nhà
chứa cả ngàn hũ rượu, quanh năm say mèm, và một người em chỉ hiếu sắc,
ba tháng liền không ra khỏi phòng các nàng hầu mỹ miều, cả hai đều tận
tình hưởng lạc, “chỉ sợ bụng đầy rồi không ăn uống thêm được nữa cho
khoái khẩu, sức kiệt rồi, không hưởng sắc dục được nữa cho sướng thân”,
bất chấp tiếng chê bai của thiên hạ, bất chấp cả sự nguy tới tính mệnh, vì
“hạnh phúc khó gặp mà chết thì dễ gặp, đem cái hạnh phúc khó gặp đổi cái
chết dễ gặp” là điều dại dột. Bài đó, chúng tôi nghĩ có lẽ là người đời Nguỵ,
Tấn – chẳng hạn môn đồ của Lưu Linh, Nguyễn Tịch, trong nhóm Trúc
Lâm thất hiền

[11]

thêm vào. Các triết gia thời Lão tử, Liệt tử không ai

phóng túng mà đề cao tửu sắc tới mực đó. Mà hạng triết gia chân chính
nước nào, thời nào cũng vậy. Họ có thể theo chủ nghĩa phóng nhiệm, sống
khác đời, chứ túng dục thì không. Túng dục là thái độ thường thấy trong số
văn nhân, thi nhân như bảy ông “hiền” kể trên.

Nhưng chủ trương “tri mệnh an thời” trong bài VI.11 có thể là của Liệt tử.
Đại ý cái gì cũng do “mệnh” xui nên cả, sức người không thể thắng được
“mệnh trời”. Người thông minh, biết tính toán lợi hại, xét hư thực, thì chỉ
đúng một nửa, còn một nửa sai; mà người không thông minh, không tính
toán lợi hại, xét hư thực thì kết quả cũng đúng được một nửa, còn một nửa
sai. Vậy tính hay không thì kết quả cũng như nhau. Chỉ người nào không
tính toán gì cả, là giữ được trọn mà không mất. Cũng là thái độ vô vi, thuận
theo tự nhiên nữa.

*

Tư tưởng chính trị.

Vô vi thì ẩn dật, không ham danh, không nhận chức tước, trách nhiệm nào
cả. Liệt tử muốn qua Tề, nửa đường thì nghĩ lại mà quay về (bài II.14) là vì
vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.