LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 69

sinh, hoá hoá hoài, không thời nào không sinh. Do đó có âm dương, bốn
mùa. Cái không được sinh ra, có thể

[5]

là duy nhất, vô thuỷ vô chung; cái

không biến hoá thì qua lại không cùng

[6]

; cái đạo của cái duy nhất không

thể dò được.

Sách Hoàng Đế

[7]

câu: “Thần hang bất tử

[8]

, gọi là Huyền tẫn

[9]

.

Cửa của Huyền tẫn là gốc của trời đất, dằng dặt như bất tuyệt, tạo thành
mọi vật mà không mệt”

[10]

. Vì vậy mà vật nào sinh ra các vật khác thì

không được sinh ra; vật nào biến hoá các vật khác thì không biến hoá. Nó
tự sinh, tự hoá, tự thành hình, tự thành sắc, sáng suốt, tự có sức mạnh, tự
tăng giảm

[11]

. Nó tự nhiên như vậy, chứ không phải cố ý mà sinh hoá,

thành hình, thành sắc, sáng suốt, có sức mạnh, tăng giảm.

VŨ TRỤ THÀNH HÌNH

I.2

(Tử Liệt tử viết: Tích giả thánh nhân)


Thầy Liệt tử bảo:

- Các thánh nhân đời xưa cho rằng âm dương điều hoà trời đất (tức vũ trụ).
Cái hữu hình từ cái vô hình mà ra, vậy thì trời đất ở đâu mà ra? Cho nên
bảo rằng có cái Thái Dịch, cái Thái Sơ, cái Thái Thuỷ, cái Thái Tố.

Cái Thái Dịch (cái Biến đổi lớn) là các (trạng thái) chưa thành khí; khi khí
bắt đầu thành thì là cái Thái Sơ; khi hình bắt đầu thành thì là cái Thái Thuỷ,
khi chất bắt đầu thành thì là cái Thái Tố

[12]

. Khi có đủ khí, hình, chất rồi

mà ba cái đó chưa tách rời nhau ra thì gọi là Hỗn luân

[13]

. Gọi là Hỗn

luân vì vạn vật còn hỗn hợp nhau, chưa rời nhau ra. Nhìn vào không thấy,
lắng nghe không thấy, rờ nắm không được, cho nên gọi là Dịch (Biến đổi),
biến đổi thì không có hình nào (nhất định) cả. Nó biến đổi mà thành ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.