(Mục tương miễu giả)
Khi mắt sắp đui thì trông thấy cả sợi lông tơ.
Khi tai sắp điếc thì nghe thấy cả tiếng con “nhuế”
bay.
Miệng sắp nhạt thì phân biệt được nước sông Tri
Mũi sắp nghẹt thì phân biệt được mùi củi khô.
Thân thể sắp cứng đơ thì rất lanh lẹn.
Tâm sắp mê loạn thì thấy rõ điều thị phi.
Cho nên vạn vật không tới mức cùng cực thì không trở lại.
Chú thích:
Một nước chư hầu nhỏ ở tỉnh Hà Nam ngày nay. Vì môn đệ viết nên gọi
là thấy Liệt tử (Tử Liệt tử).
Cũng tỉnh Hà Nam ngày nay.
Hồ Khâu Tử Lâm là thầy học của Liệt tử, trong sách này thường nhắc
tới. Bộ Lã thị Xuân Thu và bộ Trang tử cũng nhắc tới. Không lưu lại một
học thuyết nào cả,
Bạn học của Liệt tử, trong sách này thường nhắc tới. Chữ Mâu cũng đọc
là Mậu, Mạc, nghĩa đều là loà.
Bản Trương Trạm (cũng đọc là Đạm, Thầm) chép là “nghi độc” nghĩa
là: đoán là duy nhất, có thể là duy nhất; bản của Đường Kính Cảo bảo chữ
nghi đó phải đọc là ngưng, nghĩa là: hình, khí, chất chưa phân.