LIÊT TỬ VÀ DƯƠNG TỬ - Trang 99


Văn hầu rất mừng.

Chú thích:

[1]

Ý muốn nói: Xét bề ngoài thì có sinh có tử; nhưng xét cho tới cùng thì

chỉ là biến hoá, không có sinh, không có tử.

[2]

Đoạn này có trong thiên Chí lạc của Trang tử.

[3]

Ở đây chúng tôi bỏ một đoạn dùng nhiều tên cây, tên vật; đại ý rằng

trong vũ trụ chỉ có sự biến hoá mà thôi.

[4]

Chữ Đạo ở đây như chữ Đạo trong Đạo đức kinh, trỏ bản thể của trời

đất, cái lẽ tuyệt đối, chứ không có nghĩa chúng ta thuời dùng.

[5]

Người Trung Hoa thường hay dùng hai tiếng phát âm giống nhau để

định nghĩa; như y giả, ý dã, nghĩa là phép chữa bệnh (y) phải lấy ý
đoán; hoặc nghĩa giã, nghi dã: việc nghĩa là việc đáng làm (nghi).

[6]

Trước Liệt tử, Lão tử cũng nói: Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử: nuôi cái

đức cho dày, như đứa con đỏ. Họ trọng đức hồn nhiên của trẻ.

[7]

Bài này có trong Nam Hoa kinh, thiên Chí Lạc. [Bài Chí lạc 6 chỉ có

đoạn này: “Liệt tử trong khi qua Vệ, ngồi ăn bên đường, bỗng thấy một cái
sọ người đã được một trăm năm, bèn vạch cỏ, trỏ nó, bảo: “Chỉ có ông và
tôi hiểu rằng không có gì thực là sinh, thực là tử. Ông có thực là khổ không,
mà tôi có thực là sướng không?” (Goldfish)]

[8]

Thuộc nước Lỗ, nay ở Sơn Đông.

[9]

Bài này có trong Cổ học tinh hoa, bài 60: Tự làm khoan khoái.

(Goldfish).

[10]

Trong cuốn Cao sĩ truyện, ghi Lâm Loai là ẩn sĩ người nước Nguỵ.

[11]

Một môn đệ của Khổng tử, tên là Đoan Mộc Tứ (Cống là tên tự) có tài

biện thuyết, thích buôn bán, làm quan ở nước Lỗ, nước Vệ).

[12]

Nghĩa là không ganh đua cho bằng người.

[13]

Có bản không có chữ an là làm sao, và nghĩa ngược lại: Ta biết được

rằng hai cái đó như nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.