đến dòng trạng thái của bạn. Các công ty không còn phớt lờ các yêu cầu
đặc biệt hoặc những lời phàn nàn của khách hàng khi cuộc hội thoại có thể
dễ dàng được công khai. Thay vào đó, họ phải lắng nghe, hiểu được vấn đề
và phản hồi một cách thích hợp.
AI CŨNG ĐỀU MUỐN ĐƯỢC LẮNG
NGHE
Giao tiếp bao gồm 50% lắng nghe và 50% trao đổi. Trong nhiều năm,
các công ty lớn nhỏ đã thực hiện rất nhiều cuộc trò chuyện không cân đối,
thậm chí họ còn “lớn tiếng” với khách hàng. Những người cung cấp dịch
vụ khách hàng, marketing, và nhà tổ chức có thể lắng nghe, nhưng nguồn
kinh phí cho những hoạt động “lắng nghe” quá nhỏ so với số tiền dành cho
các hoạt động “nói” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ lần
đầu tiên trong lịch sử cho đến nay, thông qua truyền thông xã hội, các công
ty có thể lắng nghe ở mức độ nào đó các cuộc hội thoại về họ và đối thủ
của họ.
Bạn nên có chiếc ghế ưu tiên dành cho người nói tự phát về mối quan
tâm dành cho công ty của bạn. Hãy lưu ý đến những vấn đề thảo luận tiềm
năng hay lắng nghe những khách hàng hiện tại của bạn nói về những vấn đề
không liên quan chỉ để hiểu rõ hơn về họ. Kiểm tra thông tin về các đại lý,
đối tác, hoặc thậm chí khách hàng của những công ty đối thủ giờ đây không
thể dễ dàng hơn. Khối lượng thông tin bạn có thể thu thập và số lượng hội
thoại bạn thực hiện thông qua truyền thông xã hội rất lớn và bạn cần chọn
lọc để lưu tâm.
Cũng hấp dẫn và lôi cuốn như việc “tham gia cuộc hội thoại” trên mạng
xã hội, Facebook và Twitter đơn giản không phải là các phương tiện truyền
phát sóng. Chúng là những kênh truyền thông thu hút và là các mạng lưới
lắng nghe. Bên cạnh đó, làm thế nào bạn biết được mình cần nói về điều gì