Lạc Chi Dương lấy làm lạ: "Không phải của Trung Thổ, thì là của quốc
gia nào?"
Chu Vi đáp: "Nhạc phổ này tên gọi Quy Tư* Hán phổ, nguồn gốc là
nhạc cổ của xứ Quy Tư, từ khi nước Quy Tư diệt vong, chính nhạc phổ
nước ấy cũng bị thất truyền, có điều, cái chưa thất truyền là nhờ các đại gia
âm nhạc ngày trước đã chuyển chúng sang chính âm của Trung Hoa. Còn
chưa nói, là Quy Tư Hán phổ này cùng nhạc phổ cổ xưa của Quy Tư lại có
chỗ khác nhau, bản nhạc phổ cổ Quy Tư dùng ngay chữ viết của Quy Tư,
bản này đem Quy Tư ngữ phiên âm ra giọng đọc Hán, rồi dùng Hán tự mà
ghi vào đây, cho nên nhìn vào thì thấy toàn là chữ Hán không hà. Mà chữ
viết trên con thạch ngư này lại không theo quy luật, chữ cao, chữ thấp, lên
lên xuống xuống, xiên xiên thẳng thẳng, nếu không hiểu cổ Quy Tư phổ,
căn bản sẽ không biết ngắt đoạn tại đâu, như thể lúc chàng vừa nhìn qua,
mới đọc lên thì nghe rối rắm, có tận lực mở trơ trơ con mắt ra xem, cũng
không thể nào nhận biết đây là nhạc phổ!"
Lạc Chi Dương vừa ngạc nhiên, vừa thán phục, hắn hỏi cô: "Nàng do
đâu mà am hiểu những cái đó?"
"Cũng nhờ may mắn đúng lúc!" Chu Vi tủm tỉm cười, "Thập thất ca và
thiếp đều say mê âm nhạc, huynh ấy là nam thân, xuất nhập cung đình so
với thiếp thì dễ dàng hơn, huynh lại là phiên vương đại quốc, tiền tài dư dả.
Huynh ấy chẳng những mê mệt sưu tầm nhạc khí thời cổ, mà còn say mê
tom góp nhạc phổ của thời đại xa xưa, cứ mỗi khi phát hiện cổ phổ, huynh
đều thẳng tay chi tiền mua về, chẳng lâu chi cho lắm, đã tích tụ, chứa đầy
ắp hai cái giá sách khổng lồ là những cổ phổ. Huynh biết thiếp cũng là
đồng đạo, cho nên mỗi khi tìm được một quyển cổ phổ, thể nào cũng sao
tặng thiếp một bản. Những cổ phổ đó, trong có chữ Khiết Đan, chữ Nữ
Chân, chữ Tây Hạ, chữ Mông Cổ, lại còn có chữ của xứ Bát Tư Ba, mấy
nhạc phổ đó đều không làm khó được bọn thiếp. Duy chỉ có một bản phổ
thư, xưa đến nỗi giấy vàng ố, chỉ còn có mỗi một nửa, hai người bọn thiếp