tiêu chảy nặng”. (“Ai, Tôi à?” là mật danh Lovell đặt cho SAC-23.)
Ông muốn một thứ có thể phân phát cho quân kháng chiến Trung
Quốc để sỉ nhục các sĩ quan Nhật Bản. Không hiểu sao, Lovell tin
rằng người Nhật đặc biệt dễ tổn thương với sự sỉ nhục theo cách này:
“Một người Nhật không quan tâm gì đến việc tiểu bậy, nhưng anh ta
lại coi việc đại tiện là thứ cực kỳ bí mật và đáng xấu hổ.” (Giống như
việc phân biệt chủng tộc vậy.) Cơ quan NDRC cũng đưa ra thêm các
yêu cầu bổ sung. Chất đó phải có “tầm sát thương” ít nhất ba mét mà
“không ảnh hưởng đến người sử dụng”. “Nó phải hoàn toàn không
phát ra tiếng khi dùng.” Kín đáo. Không bị mất tác dụng bởi nước
mưa, xà phòng, dung môi. Gây ra sự xấu hổ ít nhất trong vài giờ.
Một hãng sản xuất hóa chất tại Cambridge, Massachusetts đã được
giao nhiệm vụ phát triển hợp chất này. Công ty Arthur D. Little đã
giao nhiệm vụ cho chuyên gia về hương vị và mùi giỏi nhất của họ -
“Chiếc mũi triệu đô” - làm công việc này. Ernest Crocker coi hợp chất
đầy thách thức này giống như thứ mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác trong
một buổi trưa hè vậy. “Mùi hôi thối lẫn trong các mùi khác cũng giống
như cỏ mọc giữa vườn cây,… một cái cây mọc sai chỗ, như cây khoai
tây mọc giữa vườn hoa”, ông đã viết vậy trong bản ghi chép khái quát
của mình. Nói tóm lại, bối cảnh là quan trọng nhất
. Nơi bàn ăn tại
một cửa hàng đồ Ý, mùi thoang thoảng của axit butyric sẽ khiến ta
nghĩ đến pho mát parmesan; ở chỗ khác, lại giống mùi chất nôn.
Tương tự như vậy, mùi trimethylamine có thể được miêu tả giống như
mùi cá tanh hay mùi âm hộ - như cách Crocker e dè bày tỏ - “dễ chịu
hay không thì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh”. Rất ít loại mùi tự nhiên
có thể được xếp ngay vào nhóm mùi “kinh tởm” mà không đi kèm
hoàn cảnh. Thứ mùi mà OSS cần, “mùi hôi thối”, cũng không phải
ngoại lệ.
Thành phần hoạt hóa chính của “chất lỏng S” của người Anh là
skatole, một hợp chất có mùi phân nồng nặc