và nhét được vào hậu môn. Cảm biến nhiệt hậu môn được gắn vào sợi
dây dài một mét tám nối với một chiếc máy xách tay dán nhãn
Physitemp Thermes. Kích cỡ của nó tương đương một quyển sách bọc
bìa cứng và nặng như một viên gạch, đủ nặng để nếu như bạn có đặt
nó xuống mặt bàn, rồi rời đi mà quên mất mình đang nối với nó thì
bạn chắc chắn sẽ bị kéo khựng lại trước khi lôi nó rơi khỏi bàn.
Chiếc nhiệt kế gắn hậu môn giúp các nhà nghiên cứu giám sát được
nhiệt độ cơ thể của đối tượng nghiên cứu. Giống như mọi hệ thống
điện hóa sinh học khác, cơ thể con người hoạt động tốt nhất khi các cơ
quan quan trọng hoạt động trong một khoảng nhiệt độ xác định nằm
trong khoảng 36,3 tới 37,5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể bạn bắt đầu tăng,
dù là do môi trường xung quanh quá nóng hay bạn đang vận động
mạnh, hay cả hai, cơ thể sẽ dùng nhiều cách để hạ nhiệt về khoảng
nhiệt để bạn thấy thoải mái. Trước hết là đổ mồ hôi.
Trước chuyến đi này, tôi vẫn nghĩ cơ thể tự tiết mồ hôi để làm mát
giống như một kiểu nhúng nước làm mát. Nhưng mồ hôi không hề
mát. Nó ấm như máu. Nếu truy xuất nguồn gốc thì nó chính là máu.
Mồ hôi bắt nguồn từ huyết tương, phần chất lỏng không màu của máu.
(Việc nhúng nước làm mát dựa trên sự truyền nhiệt: tiếp xúc với thứ
mát hơn. Cực kỳ hiệu quả nhưng không phải lúc nào cũng ứng dụng
được.) Mồ hôi làm mát dựa trên sự bay hơi: xả nhiệt cơ thể vào không
khí. Giống như thế này: khi bạn bắt đầu bị quá nhiệt, các mạch máu
dưới da dãn ra, kích thích máu dồn về đó. Từ các mao quản dưới da,
phần huyết tương nóng được thải ra qua các tuyến mồ hôi - có khoảng
2,4 triệu tuyến như vậy - trên bề mặt da và bốc hơi. Sự bốc hơi mang
nhiệt ra khỏi cơ thể, dưới dạng hơi nước.
Đó là một hệ thống rất hiệu quả. Khi nhiệt độ quá oi bức, một người
có thể thải ra tới 2 kg mồ hôi mỗi giờ trong vài giờ liên tục. “Nói
chung, mất 10 kg mồ hôi [trong một ngày làm việc] không phải là việc
hiếm gặp đối với những công nhân làm việc trong các nhà xưởng nóng
bức và các binh sĩ đồn trú tại vùng nhiệt đới đang làm nhiệm vụ,” Yas