trong một phòng nghiên cứu tại Căn cứ Không quân Wright-Patterson,
người đã tham gia vào dự án phát triển vũ khí không sát thương trong
Chiến dịch Bão táp Sa mạc.
Crane lên kịch bản cho ý tưởng của mình. Quân địch bị vây kín và
tấn công liên tục. Ngày này qua ngày khác. Đường tiếp tế bị cắt. Binh
lính đói khát, cô đơn và dễ tức giận. Bấy giờ bạn sử dụng thứ vũ khí bí
mật: thứ mùi bánh mì mới nướng gây nhớ nhung. Crane là chuyên gia
đưa những chất mùi vào những vật chứa siêu nhỏ, một kỹ thuật, cùng
với rất nhiều thứ khác nữa, của công nghệ “cào và ngửi”. Anh có thể
“nhốt” mùi hương đó vào trong những hạt bột rất nhỏ và thả xuống
hàng ngũ quân địch đang say ngủ. Ngày hôm sau, họ sẽ giẫm vào
những hạt chứa mùi siêu nhỏ này, làm vỡ chúng và phát tán mùi. Thật
là quá sức chịu đựng. Họ sẽ nhớ nhà, nhớ mẹ và quyết định đào ngũ.
Đ
úng như Crocker đã hứa, mùi SAC-23 quả thực “hơi lâu thối
bền”. Không ai biết rõ điều này hơn những nhân viên kiểm tra chất
lượng tại Phòng thí nghiệm Maryland, nơi OSS đã chuyển đến một
hộp đầy những ống chì dài 5 cm chứa thứ mùi đó. Báo cáo viết về thứ
mùi này, “Hầu như không trừ một ai, những người tham gia kiểm tra
đều bị ám mùi khi thứ chứa trong ống đổ ra ngoài.”
Thiếu tá John Jeffries của OSS đã tự mình thực hiện một vài thử
nghiệm. Mười hai phần trăm số ống, như ông viết trong một lá thư với
lời lẽ gay gắt vào tháng Bảy năm 1944, đã bị rò khi chúng được
chuyển tới văn phòng của ông. Khi mười trong số những ống chưa bị
rò còn lại được đặt vào trong tủ sấy ấm ở nhiệt độ ngang với nền nhiệt
trong nhà kho, tất cả chất thối đều bị rỉ ra ngoài. Để đánh giá tính thực
tiễn của việc phát tán SAC-23 trong đời thực, Jeffries đã mặc cho một
hình nộm bộ trang phục quân sự. Khi phun SAC-23 vào hình nộm,
một trong ba ống đã phụt ngược lại lên tay ông. Ngay cả khi chỉ mới