người sử dụng” đã ghi lại chi tiết những nỗ lực khắc phục. Tấm chắn
giấy đeo tay? Quá mỏng mảnh. Tấm chắn bằng giấy dán bồi thêm lớp
vải thì bền hơn, nhưng chỉ có tác dụng “khi ai đó bóp ngang ống”.
Cuối cùng, OSS quyết định sử dụng tấm chắn bằng cao su, dù cho
tình trạng khan hiếm cao su trong nước trầm trọng đến mức họ phải
đẩy mạnh phân phối lốp xe và in những tấm poster tuyên truyền
(Nước Mỹ cần CAO SU BỎ ĐI CỦA BẠN) - thứ sau đó nhanh chóng
trở thành đồ sưu tập. Cùng với mặt nạ phòng độc, thuyền cứu sinh, và
lốp xe Jeep, nhu cầu cao su thời chiến của đất nước này còn gồm cả
lớp bọc cao su cho ống đựng “Ai, Tôi à?” với vành chống nhỏ giọt bảo
vệ người dùng.
Cuối năm 1944, 95 bộ ống “Ai, Tôi à?” đã bọc cao su nhanh chóng
được chuyển về Phòng thí nghiệm Maryland. Chúng đã vượt qua các
bài kiểm tra về độ bền sử dụng, kiểm tra về sự thoái hóa, kiểm tra tác
động của thời tiết nhiệt đới và kiểm tra độ bền khi lưu giữ ở điều kiện
khí hậu Bắc Cực. Ngoài ra còn một bài kiểm tra kết hợp giữa độ bền
sử dụng và tác động của thời tiết nhiệt đới. Chỉ một lần duy nhất tay
người kiểm định bị dính chất lỏng do “một cơn gió mạnh thổi tạt
ngang hướng phun”. Cuối cùng cũng đạt! Báo cáo của đợt thử nghiệm
cuối cùng, diễn ra vào ngày 9 tháng Mười một năm 1944, đã xác nhận
“Ai, Tôi à?” sẵn sàng để sản xuất hàng loạt và chuyển ra chiến trường.
Phòng thí nghiệm Liên bang đã bị thuyết phục và quyết định đặt hàng
9.000 bộ sản phẩm với giá 62,5 xu một bộ - doanh thu đủ để mua và
lắp đặt những tủ hút hiện đại nhất.
Và câu chuyện của chúng ta đã có thể kết thúc tại đây. Nhưng
chuyện chưa dừng lại ở đó. Ernest Crocker, đánh hơi thấy khoản
doanh thu béo bở của những hợp đồng với chính quyền bị lấy ngay
trước mũi mình, đã tự mình ném ra một quả bom thối. “Mùi của ‘Ai,
Tôi à?’ không bị coi là ghê tởm bởi người phương Đông.” Việc sỉ
nhục người Nhật trên lãnh thổ họ chiếm đóng tại Trung Quốc, có thể
bạn còn nhớ, là nhiệm vụ ban đầu của Stanley Lovell. Crocker đề nghị