phát triển một loại chất thối mới. Việc sản xuất lại bị đình hoãn lần
nữa. Người ta yêu cầu tiến hành thêm nhiều thử nghiệm. Những đồng
đô la lấy từ tiền thuế của dân Mỹ đang lắc cái đầu xanh nhỏ nhắn của
chúng trong sự nghi hoặc.
“Trong các cuộc thảo luận với một bác sĩ Hải quân, người đã tiếp
xúc rất nhiều với người phương Đông,” đây là nội dung của đoạn bổ
sung trong Báo cáo Cuối cùng về “Ai, Tôi à?” của công ty Arthur D.
Little viết ngày 19 tháng Hai năm 1945, “người ta kết luận chỉ có hai
loại mùi thối có thể được tính là kinh tởm: mùi của chồn hôi và mùi tử
thi. Với công thức gốc của ‘Ai, Tôi à?’ làm cơ sở, người ta đã thay thế
mùi thối của phân bằng mùi chồn hôi để chế tạo ra ‘Ai, Tôi à? II’. Sản
phẩm này có một mùi rất kinh khủng với khả năng phát tán sâu và
bám dai dẳng. Rõ ràng thứ mùi này thỏa mãn mọi điều kiện được yêu
cầu với người Nhật.” Năm trăm bộ sản phẩm “Ai, Tôi à?” và một trăm
bộ “Mẫu II, ‘Ai, Tôi à?’ Phương Đông” cuối cùng đã được sản xuất.
Tuy nhiên người ta không chuyển một bộ nào ra chiến trường cả. Vì
sao? Bởi vì Hội đồng Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia đã tiến hành
phát triển một thứ vũ khí khác, ảnh hưởng rộng hơn và ám ảnh lâu hơn
nhiều để chống lại người Nhật. Mười bảy ngày trước khi người ta ra
bản báo cáo thứ hai và cuối cùng chốt lại việc sử dụng “Ai, Tôi à?”,
Mỹ đã thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima.
T
rên một chuyến bay kéo dài mười lăm tiếng, chẳng có gì là bất
thường khi ngửi thấy thứ mùi khó chịu từ nhà vệ sinh, hoặc thậm chí,
tùy vào số lần máy bay bay vào vùng nhiễu động không khí, cả mùi
của chất nôn. Nhưng nếu bạn ngửi thấy mùi khó chịu bốc ra từ ngăn
để hành lý trên đầu thì rõ ràng đó là điều bất thường. Sáu tiếng sau khi
máy bay cất cánh hướng về Nam Phi, điều này đã xảy đến với Pam
Dalton. “Lần đầu tiên trong đời, tôi đã đứng dậy để đi vào nhà vệ sinh,